Bị cảm nên ăn trái cây gì

     
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tiengtrungquoc.edu.vn và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Bạn đang xem: Bị cảm nên ăn trái cây gì

Người mới ốm dậy nên ăn quả gì là thắc mắc phổ biến của nhiều người. Đó phải là các loại quả thơm ngon, lành tính, nhiều dưỡng chất để giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh. Cùng tham khảo ngay 9 loại trái cây được các chuyên gia khuyên dùng tại bài viết này bạn nhé.

Loại quảĐối tượng phù hợp sử dụng
ChuốiNgười thường xuyên buồn nôn, người bị bệnh tiêu chảy.
Nước dừaNgười bị viêm dạ dày.
NhoNgười cần hồi phục cơ bắp, nâng cao sức đề kháng.
Trái cây có múi: cam, quýt, bưởiNgười bị đau họng, cảm cúm.
TáoNgười bị hen suyễn hoặc cần phải dùng thuốc giảm đau (NSAID).
Người mới ốm dậy ăn uống kém.
Dưa hấuNgười đau nhức khớp, người cần hồi phục vết thương.
Mâm xôiNgười hệ miễn dịch kém, người bị suy giảm chức năng thần kinh.
XoàiNgười có hệ tiêu hóa kém, người bị thiếu máu.

1. Chuối

Chuối là một loại quả tuyệt vời cho người mới ốm dậy. Đây được coi là “thuốc bổ tự nhiên” rất tốt cho sức khỏe khi cung cấp một lượng lớn calo và các dưỡng chất như: protein, chất xơ, đường, các loại vitamin A, C, E… và nhiều loại khoáng chất kali, magie, photpho…

Nhờ cung cấp lượng đường lớn nên người ốm dậy ăn chuối giúp bổ sung nguồn năng lượng lớn để cơ thể nhanh hồi phục. Đồng thời, hàm lượng sắt cao sẽ sản sinh lượng hemoglobin và cung cấp máu nhiều hơn để duy trì hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, ăn chuối còn mang lại nhiều tác dụng lớn cho sức khỏe như: cải thiện trí nhớ, làm đẹp, tốt cho tâm trạng…

*
Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người ốm dậy

Đối tượng ốm dậy phù hợp để sử dụng chuối

Người hay bị buồn nôn: Chuối phù hợp để dùng cho người ốm hay bị buồn nôn. Bởi trong chuối có chứa chất xơ giúp đẩy lùi cảm giác buồn nôn.Người bị tiêu chảy: Đó là nhờ vào hàm lượng chất xơ (gồm pectin và tinh bột kháng), giúp cải thiện hệ tiêu hóa, nuôi dưỡng lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, giảm thiểu triệu chứng tiêu chảy hiệu quả.

Đối tượng cần hạn chế ăn chuối

Người bị tiểu đường: Vì trong chuối chứa nhiều năng lượng và có hàm lượng đường cao. Khi ăn nhiều có thể khiến đường huyết tăng lên, ảnh hưởng xấu tới bệnh.

Lượng dùng : Người mới ốm dậy có thể ăn từ 2-3 quả chuối mỗi ngày để cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

Đi đôi với những hoa qua hỗ trợ phục hồi sức khỏe là thức uống bồi bổ cơ thể rất tốt cho người sau ốm.

2. Nước dừa

Được coi là một loại nước giải khát bổ dưỡng, nước dừa rất tốt để sử dụng cho người ốm dậy. Trong nước dừa chứa nhiều kali (nhiều hơn 4 quả chuối), vitamin A, B và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Bên cạnh đó, nước dừa bổ sung nhiều nước và chất điện giải cho cơ thể.

Đối tượng phù hợp sử dụng nước dừa:

Người bị viêm dạ dày: Trong nước dừa có chứa hợp chất tannin giúp giảm chứng viêm này.Người vừa ốm dậy bị tiêu chảy hoặc nôn mửa: trong nước dừa còn giàu các khoáng chất như kali, natri có tác dụng bù nước nhanh chóng khi

Đối tượng cần hạn chế dùng

Là những người có thể trạng béo phì, thừa cân. Bởi dừa chứa một lượng lớn calo (trong 2 quả dừa chứa 140 calo). Nếu uống nhiều có thể dẫn tới tăng cân.

Lượng dùng: Theo các chuyên gia thì mỗi ngày chỉ nên uống không quá 2 quả dừa để tốt cho sức khỏe và kiểm soát được cân nặng.

*
Với người ốm dậy có bệnh lý viêm dạ dày hay tiêu chảy thì nước dừa là lựa chọn lý tưởng

 3. Nho

Nho là một loại quả ngon, ngọt và chứa nhiều dưỡng chất như: chất xơ, các vitamin, khoáng chất thiết yếu. Chính vì vậy, nho mang lại nhiều tác dụng lớn như hỗ trợ giảm cân, đẹp da, tốt cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Đối tượng người ốm dậy phù hợp ăn nho

Những người cần phục hồi cơ bắpTăng cường sức đề kháng: Bất kể người ốm nào cũng bị suy giảm hệ miễn dịch. Với hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu, ăn nho sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Đối tượng không nên ăn nho

Người bị tiểu đường: Vì trong nho chứa rất nhiều đường glucose và fructose – những loại đường dễ hấp thu. Nếu ăn nhiều nho sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao đột ngột.Người có bệnh về răng miệng: Thành phần đường trong nho khi lên men sẽ gây ăn mòn răng và dẫn tới sâu răng.Người có hệ tiêu hóa kém: Trong nho chứa nhiều chất xơ, khi ăn nhiều lượng chất xơ không tiêu hóa được hết sẽ gây ra táo bón hoặc tiêu chảy.
*
Với những người ốm dậy cần phục hồi cơ bắp thì ăn nho là lựa chọn phù hợp

4. Trái cây có múi: Cam, quýt và bưởi

Đây là một trong những loại quả phổ biến và luôn được khuyên dùng cho người sau ốm. Các trái cây có múi chứa hàm lượng vitamin C, flavonoid cao giúp giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, người mới ốm dậy nên ăn quả có múi như cam, quýt và bưởi.

Những đối tượng nên ăn trái cây có múi

Người bị đau họng: Những trái cây có múi chứa nhiều vitamin C, B, kali, chất xơ, carbohydrate… giúp cơ thể chống lại các virus xâm nhập vào hệ hô hấp, làm giảm đi triệu chứng ho, rát họng.Người bị cảm cúm: Nhờ chất flavonoid (quercetin) có trong quả mọng, có thể giúp điều trị nhiễm trùng do virushinovirus. Đây là virus gây ra phần lớn các bệnh cảm cúm thông thường.

Đối tượng cần hạn chế ăn trái cây có múi

Người có men răng kém: Những loại quả cam, quýt, bưởi chứa hàm axit cao, nếu ăn nhiều có thể làm men răng bị mòn và đổi màu.

Xem thêm: Những Pha Đi Bóng Kinh Điển Trong Làng Túc Cầu, Những Pha Chắn Bóng Kinh Điển Trong Bóng Chuyền

Lượng dùng: Theo khuyến nghị nên ăn ít nhất 400g trái cây mỗi ngày, ít nhất cũng nên bổ sung 2 phần ăn (khoảng 80g mỗi phần) vào bữa sáng hàng ngày.

*
Trái cây có múi giàu vitamin C và flavonoid hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh bị cảm cúm

5. Táo

Là một loại quả chứa lượng lớn vitamin C, chất xơ và nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể. Cùng với hàm lượng polyphenol mang lại nhiều tác dụng lớn cho sức khỏe như: tốt cho hệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, giảm cân, ngăn ngừa ung thư…

Đối tượng phù hợp ăn táo

Người bị bệnh hen suyễn: Nhờ những chất chống oxy hóa có trong táo giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây bệnh. Theo một nghiên cứu với hơn 68.000 phụ nữ thì những người ăn 15% một quả táo cỡ lớn mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn thấp hơn 10% so với người không ăn táo.Người bị ốm cần dùng thuốc giảm đau: Nhóm các loại thuốc giảm đau (thuốc chống viêm – NSAID) có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Với 2 hợp chất axit chlorogen và catechin trong quả táo được cho là rất hữu ích để bảo vệ niêm mạc dạ dày cho dùng NSAID.

Đối tượng cần hạn chế ăn

Người có vấn đề về tiêu hóa: Lượng chất xơ dồi dào trong táo mang lại nhiều tác dụng nhưng cũng có thể phản tác dụng với người có sức khỏe hệ tiêu hóa kém. Dẫn tới các triệu chứng đầy hơi, táo bón.

Lượng ăn: Theo khuyến cáo người mới ốm dậy chỉ nên ăn từ 1-2 quả táo (cỡ vừa) mỗi ngày để tốt cho sức khỏe và giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

*
Táo – loại quả rất hữu ích với người ốm dậy bị hen suyễn

6. Bơ

Bơ là một trong những loại quả giàu chất béo (loại chất béo không bão hòa đơn, tốt cho cơ thể) nhưng lại chứa rất ít carbohydrate nên rất thân thiện với sức khỏe. Ngoài ra bơ còn mang lại nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết để bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy.

Đối tượng nên sử dụng bơ

Người ốm dậy ăn uống kém: Trong bơ có nhiều chất béo giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Vì một số vitamin tan trong chất béo, nên ăn bơ sẽ làm các loại vitamin này được hấp thụ vào cơ thể tối đa.

Đối tượng cần hạn chế ăn bơ

Người bị bệnh đường ruột: Bơ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên với người ốm đang có vấn đề về đường ruột thì nên hạn chế ăn bơ để tránh đầy bụng, khó tiêu.Người có vấn đề về gan: Trong bơ có lượng collagen lớn. Khi hàm lượng collagen không tiêu hóa hết sẽ tích tụ lại và gây tổn thương gan.

Lượng dùng: Với những người mới ốm dậy chỉ nên sử dụng tối đa 1 quả bơ (cỡ vừa) mỗi ngày để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và không gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

*
Là loại quả rất giàu dinh dưỡng, bơ tốt cho sức khỏe của người mới ốm dậy, đặc biệt là người có bệnh lý về mắt, vảy nến

7. Dưa hấu

Một loại trái cây bổ dưỡng khác để trả lời câu hỏi người mới ốm dậy nên ăn quả gì là Dưa hấu. Một loại quả ngọt, mát cung cấp nhiều nước cho cơ thể, dưa hấu rất thích hợp để sử dụng cho người mới ốm dậy. Trong dưa hấu chứa 95% là nước cùng chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin E, C, K… nhằm giảm các triệu chứng mất nước sau khi ốm, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Những đối tượng sau ốm nên dùng dưa hấu

Người cần phục hồi vết thương: Dưa hấu có hàm lượng vitamin C cao giúp quá trình hồi phục vết thương nhanh hơn và kích kích sự hình thành các mô mới.Người bị đau nhức khớp: Với lượng vitamin C và lycopene có trong dưa hấu sẽ giúp giảm nguy cơ viêm và xoa dịu các cơn đau nhức ở khớp. Đồng thời 2 dưỡng chất này còn làm chậm quá trình lão hóa mô sụn.

Những đối tượng cần hạn chế ăn dưa hấu

Người mắc các bệnh về thận: Khi chức năng thận có vấn đề thì khả năng bài tiết nước và các chất có hại sẽ suy giảm. Trong khi đó, dưa hấu chứa một lượng nước lớn sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể, thận không bài tiết kịp gây nên tình trạng sưng phù, mệt mỏi.Người bị viêm loét: Nếu ăn nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể và việc bài tiết nước ra ngoài sẽ nhanh và nhiều hơn. Từ đó, gây nên hiện tượng thiếu nước ở khoang miệng và dẫn tới viêm loét, nóng trong.

Lượng dùng: Không nên bổ sung quá 500g dưa hấu mỗi ngày và nên chia nhỏ bữa, không nên ăn cùng một lúc.

*
Dưa hấu rất tốt cho người ốm dậy bị đau nhức khớp và cần hồi phục vết thương

8. Quả mâm xôi

Ngoài hàm lượng vitamin C, K, các khoáng chất mangan, magie… thì trong quả mâm xôi còn có hợp chất polyphenol có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe tim mạch, hạn chế các bệnh về thần kinh…

Đối tượng nên dùng quả mâm xôi

Người hệ miễn dịch kém: Với hàm lượng vitamin C cao, ăn quả mâm xôi giúp nâng cao sức đề kháng với các bệnh thông thường và phòng tránh nhiễm trùng.Người suy giảm chức năng thần kinh: Theo các nghiên cứu của chuyên gia sức khỏe thì nhờ các hợp chất chống oxy hóa trong quả mâm xôi giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho não, thúc đẩy lượng oxy và máu lên não. Từ đó, giúp người ốm cải thiện trí nhớ, tỉnh táo và khỏe khoắn hơn.

Đối tượng không nên dùng quả mâm xôi

Đang sử dụng thuốc kháng sinh (Linezolid): Quả mâm xôi có chứa tyramine có thể gây phản ứng với thuốc và làm tăng huyết áp.Người bị tiêu chảy: Là một loại quả có tính năng nhuận tràng, lợi tiểu nên nếu dùng quả mâm xôi có thể khiến tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn.

Lượng dùng: Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe người mới ốm dậy, nhưng theo khuyến cáo không nên bổ sung quá 300g mỗi ngày đối với các quả mọng như quả mâm xôi.

*
Quả mâm xôi giúp người mới ốm dậy cải thiện thị lực và chức năng hệ thần kinh

9. Xoài

Là một trong những loại trái cây mang lại nhiều dưỡng chất nhất, xoài không thể thiếu trong danh sách các loại quả tốt cho người mới ốm dậy. Loại quả này rất dồi dào canxi, photpho, kẽm, kali, vitamin C, B… giúp người ốm dậy nhanh hồi phục sức khỏe.

Những đối tượng nên ăn xoài

Người có hệ tiêu hóa kém: Một sốenzyme trong xoài có tác dụng phá vỡ protein và điều hòa tiêu hóa.Người thiếu máu: Xoài chứa nhiều sắt nên rất tốt để bổ sung cho những người thiếu máu.

Những đối tượng không nên ăn xoài

Người tiểu đường: Xoài chứa nhiều đường glucose và fructose sẽ có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng nếu ăn nhiều.Người bị bệnh dạ dày: Hàm lượng vitamin C lớn sẽ làm người ăn bị ợ hơi, trào ngược dạ dày.

Lượng dùng: Theo các chuyên gia dinh dưỡng bạn nên ăn 1 quả xoài cỡ vừa mỗi ngày là đủ. Nếu ăn nhiều bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, tăng đường huyết…

*
Xoài là loại quả cung cấp rất nhiều dưỡng chất giúp người ốm nhanh hồi phục sức khỏe

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp các bạn có thể lựa chọn cho người mới ốm dậy nên ăn quả gì là phù hợp nhất. Tuy nhiên việc nghỉ ngơi, bổ sung dưỡng chất chỉ giúp hỗ trợ cơ thể người bệnh nhanh hồi phục, còn quan trọng nhất vẫn là điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về thực đơn tốt cho người mới ốm dậy, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 18006011 hoặc truy cập vào tiengtrungquoc.edu.vn – Già mà sướng để được giải đáp chi tiết, tận tình!

*

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.