Nhận biết trẻ sơ sinh đang ọc sữa hay sắp nôn trớ

     
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa, nôn trớ mẹ cần chú ý để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.

Bạn đang xem: Nhận biết trẻ sơ sinh đang ọc sữa hay sắp nôn trớ


Khi thấy trẻ có dấu hiệu ọc sữa, nôn trớ nên theo dõi cẩn thận vì có thể đó là những dấu hiệu của chứng thiếu canxi hoặc là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Mẹ cần tìm hiểu kỹ xem trẻ sơ sinh bị trớ hay ọc sữa là hiện tượng tự nhiên hay dấu hiệu bệnh lý.

Trẻ sơ sinh bị trớ, ọc sữa mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ hay còn gọi là bị ọc sữa là hiện tượng thường gặp ở các bé từ 1-2 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi “dư thừa” này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay ọc sữa khi được mẹ đặt nằm nghiêng.

*

Hiện tượng này khá phổ biến nên mẹ có thể giúp bé loại trừ nguy cơ này bằng cách chia nhỏ thời gian bú để giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra nếu mẹ chưa biết khi bé ọc sữa làm sao khắc phục mẹ có thể tham khảo một số cách giúp bé như là:

Với những bé bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và dùng núm vú đặc biệt để tránh bé nuốt quá nhiều khí thừa.

Đồng thời, khi cho bé ăn xong, mẹ không nên để bé nằm ngay lập tức mà nên tìm cách cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.

Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa.

Nếu đã thử khắc phục nhiều cách nhưng bé vẫn bị ọc sữa, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên từ chuyên gia.

Triệu chứng nôn trớ ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa không chỉ đơn giản như các triệu chứng bên trên, nếu đi kèm những triệu chứng khác thường có thể là dấu hiệu bệnh lý. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục dù không bú, hoặc bị ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra có thể do các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng.

Xem thêm: Toàn Bộ Lịch Thi Đấu Vòng Chung Kết World Cup 2018 Theo Giờ Việt Nam

Một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi, trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên … cần phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt.

Tập cho bé bú bình: Cẩn thận khí thừa

Việc nuốt phải không khí khi đang bú có thể làm cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi hoặc trướng bụng, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy, các mẹ cần giảm đến mức tối thiểu lượng không khí trong bình sữa của con để đảm bảo sức khỏe cho bé. MarryBaby mách mẹ những cách đơn giản tránh cho không khí lọt vào...

Với những trẻ sơ sinh hay bị trớ và bị giật mình kèm co giật trong lúc ngủ, vặn mình, mẹ nên xem lại thực đơn dinh dưỡng cho bé, hoặc dinh dưỡng hàng ngày của mình trong trường hợp bé bú mẹ. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi, cần được bổ sung ngay.

Bé sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi cần bổ sung khoảng 300 mg canxi/ ngày. Sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm sữa chua được chế biến từ những loại sữa công thức phù hợp với từng độ tuổi.

*

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể do bú không đúng cách

Nuốt là phản xạ tự nhiên khi bé bú mẹ hoặc bú bình. Tuy nhiên, nếu khoang miệng của trẻ nhỏ mà lượng sữa lại nhiều, bé có khả năng bị nôn ói. Đây là biểu hiện nôn sinh lý do thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng.

Trẻ sơ sinh bị nôn ói cũng có thể do tính tò mò của mình. Trong quá trình khám phá thế giới xung quanh, nhiều bé thích cho ngón tay hoặc một món đồ nào đó vào miệng, dẫn đến miệng há ra quá mức và phản xạ nôn ói cũng sẽ xảy ra ngay sau đó. Ngoài ra, cho bé ăn thêm khi đã no, đút một muỗng quá đầy cũng có thể là nguyên nhân làm bé “phun trào”.

Ọc sữa là trường hợp khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là trong những ngày bé mới chào đời. Để giảm tình trạng này, mẹ cần thay đổi cách cho ăn và lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt của bé và gia đình

Để tránh làm trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa, mẹ nên cho con bú từ từ, bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Đồng thời, chỉ nên cho bé nằm sau khi bú khoảng 15 phút. Với trẻ bú bình, nghiêng bình sữa sao cho ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ. Trường hợp này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và có thể mất hẳn mà không cần biện pháp can thiệp nào khác.

Với các mẹ mới có con lần đầu chắc chắn trong quá trình nuôi dạy con sẽ một làn gặp hiện tượng này, quạn trọng là mẹ đủ kiến thức để xử lý & biết về hiện tượng cụ thể. Lời khuyên là mẹ nên chú ý khi thấy trẻ sơ sinh bị trớ kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, co giật …

Đây không phải là nôn sinh lý mà là dấu hiệu bệnh lý, liên quan tới việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm màng não, dị ứng sữa …

*

Với những trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để trẻ được thăm khám và xử trí kịp thời.