Bé bị viêm kết mạc

     
Đa số thời gian trong ngày trẻ sơ sinh dành để ngủ nên phụ huynh thường bỏ qua các biểu hiện khó chịu ở mắt của trẻ. Tuy nhiên viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh lại là một trong những bệnh về mắt cần chú ý. Khoảng 5-6% trẻ sơ sinh mắc bệnh này và thường gặp ở các bé 5-15 ngày tuổi. Vì vậy cha mẹ không nên chủ quan, hãy cùng tiengtrungquoc.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Bé bị viêm kết mạc


Viêm kết mạc là gì?

Kết mạc là lớp màng bao bên ngoài nhãn cầu hay còn gọi là tròng trắng mắt. Viêm kết mạc là phản ứng viêm khiến mắt khó chịu ở trẻ em và cả người lớn. Nó đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng hoặc sưng tấy lớp niêm mạc bên ngoài của nhãn cầu. Đau mắt đỏ là cách gọi khác của viêm kết mạc, nó có thể do nhiều nguyên nhân.

Người đã từng bị viêm kết mạc vẫn có thể tái phát khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Và khi tái phát, thường bệnh sẽ nặng hơn và có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện chung đặc trưng của viêm kết mạc là:

Đỏ mắt Cộm và ngứa mắt Sưng mắt Chảy nước mắt bất thường, dịch tiết có thể bị đặc, đóng vảy trên mí mắt và lông mi.

Ở trẻ sơ sinh, nếu trong mấy ngày đầu sau sinh trẻ bị khó mở mắt hoặc không mở được mắt; mắt đỏ; chảy nhiều nước mắt, nhiều ghèn; sưng mí mắt,… thì rất có thể trẻ đã bị viêm kết mạc.

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinhViêm kết mạc ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu bị ở cả 2 mắt. Nếu không điều trị ngay sẽ gây loét giác mạc, để lại sẹo, giảm thị lực thậm chí mù lòa. Do đó nếu thấy biểu hiện viêm kết mạc, các phụ huynh cần nhận ra và điều trị cho trẻ.

Các loại viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Phân loại viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh phụ thuộc và nguyên nhân gây bệnh.

Viêm kết mạc do virus

Đau mắt đỏ thường do cùng một loại vi rút gây cảm lạnh hay viêm họng thông thường. Trẻ có thể lây nhiễm từ người khác hoặc do không được vệ sinh tốt những ngày đầu sau sinh.

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Viêm kết mạc do vi khuẩn dễ lây lan hơn và thường do vi khuẩn gây ra bệnh thông thường. Vi khuẩn lây lan chủ yếu qua đường tiếp xúc, khi chạm vào các vật không đảm bảo vệ sinh.

Vi khuẩn gây viêm kết mạc chủ yếu là Staphylococcus aureus và Haemophilus, do lậu hoặc Chlamydia. Nguyên nhân chủ yếu do trẻ bị lây từ người mẹ bị nhiễm khuẩn đường sinh dục; hoặc nhiễm khuẩn ngay từ trong bụng mẹ, ví dụ khi bị vỡ ối.

Viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc do dị ứng không có khả năng lây nhiễm mà do các tác nhân từ môi trường. Những người cơ địa dị ứng sẽ dễ bị bệnh do gặp phấn hoa, bụi, lông thú,… Các chất này kích thích cơ thể tạo phản ứng viêm gây ngứa, đỏ mắt. Trẻ sơ sinh tùy hệ miễn dịch cũng có thể bị viêm kết mạc dị ứng theo mùa.

Xem thêm: Lịch Thi Đấu Lol 2018 - Lịch Thi Đấu Và Kết Quả Cktg 2018

Lông thú nuôi có thể gây viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc do hóa chất

Đau mắt đỏ có thể do một số hóa chất dễ gây kích ứng như clo trong nước bể bơi. Trường hợp đau mắt đỏ do hóa chất cũng không lo lây nhiễm cộng đồng. Và cách nhanh, đơn giản và hiệu quả nhất với loại bệnh này là rửa bằng nước sạch.

Điều trị viêm kết mạc cho trẻ sơ sinh

Điều trị viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh cũng phải tùy thuộc và nguyên nhân gây bệnh. Trẻ cần được điều trị dứt điểm ngay bằng thuốc kháng sinh dạng tiêm, dung dịch, mỡ; rửa mắt bằng nước muối sinh lý theo chỉ dẫn.

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Rửa mắt cho trẻ thường xuyên bằng dung dịch NaCl 0,9% để loại bỏ gỉ mắt và giảm khô mắt. Đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh. Điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc bôi tại chỗ Một số kháng sinh thường dùng cho trẻ: tobramycin, tobrex, neomycin, cebemyxine, erythromycin, polymyxin B… Nâng cao sức đề kháng bằng sữa mẹ, các loại vitamin. Bệnh sẽ giảm sau thời gian điều trị khoảng 10 – 15 ngày.

Viêm kết mạc do virus

Không có thuốc đặc trị để diệt virus gây viêm kết mạc, chỉ có thể giảm triệu chứng bằng cách:

Thấm và lau mắt bằng khăn sạch Đắp khăn ấm hoặc lạnh trên mắt để giảm khó chịu cho trẻ Nâng cao sức đề kháng bằng sữa mẹ, các loại vitamin. Khi dùng các chế phẩm corticoid cần thận trọng và dùng liều thấp.

Viêm kết mạc do dị ứng

Thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc kháng histamin và thêm vài loại thuốc khác tùy vào triệu chứng. Có thể dùng các thuốc dị ứng không có corticoid (cromoglycate, lodoxamin, levocabasfin, patanol…), hoặc thuốc corticoid. Một số corticoid thường dùng là dexamethason 0,1%, hoặc các chế phẩm kháng sinh phối hợp corticoid như dung dịch maxitrol, tobradex, decordex,… Ngoài ra có thể dùng các thuốc làm ổn định dưỡng bào: cromal, cromolyn, alomid…

Viêm kết mạc do hóa chất

Điều trị bằng cách loại bỏ chất kích ứng gây ra như rửa bằng nước sạch, nước muối sinh lý.

Lưu ý

Các thuốc kháng histamin đường uống có thể gây khô mắt nên ít khi được chỉ định. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài, có thể gây biến chứng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm giác mạc xảy ra. Kháng sinh dùng cho trẻ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh đề kháng thuốc.

Trẻ sơ sinh da nhạy cảm nên khi điều trị cần chú ý khi phải hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh gây xước da, niêm mạc mắt trẻ. Trước khi vệ sinh, tra thuốc mắt cho trẻ cha mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.

Phòng ngừa viêm kết mạc cho trẻ sơ sinh

Phòng ngừa viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh không phải điều dễ dàng do trẻ rất nhạy cảm với môi trườn xung quanh và dễ dụi tay lên mắt. Cách giảm nguy cơ phát triển bệnh đơn giản nhất là hạn chế tiếp xúc với các phần tử gây kích ứng, bao gồm:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân và khu vực xung quanh trẻ Hạn chế đưa trẻ tới nơi bụi bẩn, nhiều phấn hoa, lông thú Tránh để trẻ tiếp xúc gần với hóa chất mạnh, thuốc nhuộm và nước hoa Cách ly trẻ khỏi những người bị viêm kết mạc Vệ sinh, tắm rửa cho trẻ thường xuyên, đúng cách

*
Vệ sinh cho trẻ đúng cáchĐể phòng ngừa từ sớm, trẻ sau khi sinh cũng cần được tra thuốc mỡ tetracyclin 1% hoặc nhỏ mắt dung dịch cloramphenicol 0,4%, argyrol 1%. Trẻ có thể bị lây virus, vi khuẩn từ mẹ nên cần đảm bảo vệ sinh cho cả mẹ trước khi mang thai và sinh đẻ.

Qua bài viết trên tiengtrungquoc.edu.vn đã cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Hy vọng thông qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu và phòng tránh bệnh này đúng cách, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.