Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: bé 7 tháng ăn được thịt gì?

     

Nếu 6 tháng là cột mốc bé mới chớm “chạm ngõ" với việc ăn dặm thì giai đoạn 7 tháng tuổi là lúc bé bắt đầu làm quen ăn dặm và hấp thụ thêm dưỡng chất từ các món ăn khác bên cạnh sữa mẹ. Giai đoạn tập làm quen với thức ăn này đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con. Bởi việc lựa chọn thức ăn phù hợp sẽ giúp bé thích nghi với việc ăn dặm nhanh hơn, hạn chế khả năng bị dị ứng thức ăn khi bé lớn hơn, giúp bé tăng trưởng tốt hơn và nhanh hơn.

Bạn đang xem: Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: bé 7 tháng ăn được thịt gì?


Vậy khi xây dựng thực đơn cho bé 7 tháng tuổi cần lưu ý những gì? Liệu lúc này bé đã ăn thịt được chưa và bé 7 tháng ăn được thịt gì? Mời mẹ cùng tìm giải đáp trong bài viết sau.


Cần lưu ý gì khi cho bé 7-9 tháng tuổi ăn dặm?

Ở giai đoạn 7-9 tháng tuổi, bé yêu đã có thể quen hơn với việc ăn dặm. Lúc này, khi xây dựng thực đơn ăn uống cho bé, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Hãy cho bé ăn cùng bố mẹ và người lớn trong gia đình. Bé có thể quan sát được các động tác tác từ những người xung quanh và học cách lặp lại việc đưa thức ăn vào miệng hay nhai thức ăn,… Khi bé lên 7 tháng tuổi, bé cần đa dạng các loại thực phẩm để có thể đảm bảo đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển. Tuy nhiên, không phải nguyên liệu nào bé cũng có thể ăn được. Vì thế, khi nấu ăn, mẹ nên nghiên cứu xem bé 7 tháng ăn được thịt gì, những loại thực phẩm nào bé có thể sử dụng, có cần kiêng các loại thực phẩm nào hay không,… để xây dựng thực đơn phù hợp. Khi nấu ăn cho bé 7 tháng tuổi, cần lưu ý không thêm muối, mắm, gia vị hoặc đường vào thức ăn hoặc nước dùng bởi thức ăn mặn không tốt cho thận của bé. Và ngay trong thực phẩm tự nhiên đã đáp ứng đủ nhu cầu của bé nên đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi thì bạn không cần nêm thêm gia vị cho các món ăn, mặt khác, đường có thể gây ảnh hưởng đến men răng của trẻ. Một điều quan trọng khác mẹ cần nhớ chính là bé có thể mất một vài lần để làm quen với những món ăn mới. Do đó, đừng quá lo lắng hay thắc mắc tại sao đã tìm hiểu rất kỹ xem bé 7 tháng ăn được thịt gì, thực phẩm nào nhưng bé yêu vẫn mãi không chịu ăn. Hãy kiên nhẫn và cho bé thời gian để làm quen, thích nghi mẹ nhé!

Vì sao cần thịt trong bữa ăn dặm của bé 7 tháng?

Thông thường, thứ tự giới thiệu thực phẩm cho bé ăn dặm của các mẹ là: ngũ cốc, rau củ, trái cây rồi mới đến thịt. Nhưng điều này thật ra chưa đúng.

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bé cần được bổ sung thêm chất sắt qua ăn dặm từ thời điểm 4-6 tháng. Lý do là vì, lúc này, nguồn dự trữ sắt của bé từ khi sinh ra đã bắt đầu cạn kiệt. Hơn nữa hàm lượng sắt trong sữa mẹ cũng rất thấp nên với một bé có chế độ ăn dặm kém chỉ bú mẹ thì thiếu cả nhu cầu năng lượng và thiếu sắt. Trong khi đó sắt là một vi chất quan trọng rất cần thiết cho sự hình thành hemoglobin và vận chuyển oxy.

Mẹ có thể cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt để bổ sung cho con. Sắt có trong đa dạng các loại thực phẩm như trong thịt đỏ, hải sản, gia cầm, rau lá xanh, các loại đậu,…Sắt có hai dạng: sắt heme và sắt không heme.

Sắt không heme: Có trong ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ sơ sinh, đậu phụ, đậu, đậu lăng và rau lá xanh như rau bina, rau ngót, rau cải,….

Sắt heme là chất dễ hấp thụ nhất để cơ thể bạn hấp thụ. Đó chính xác là lý do tại sao mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn thịt như một trong những thức ăn đầu tiên của trẻ. Ngoài ra thịt nạc gia cầm còn có kẽm, vitamin B12, chất béo, và tất nhiên, rất nhiều protein.


*
Bé 7 tháng ăn được thịt gì? thực phẩm nào giàu sắt cho con là thắc mắc chung của nhiều bà mẹ khi con làm quen với việc ăn dặm.

Bé 7 tháng ăn được thịt gì?

Khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn 7 tháng tuổi, mẹ thường thắc mắc liệu giai đoạn này, bé yêu đã ăn thịt được hay chưa và ăn được thịt gì, bé 7 tháng ăn thịt bò được không? Theo các chuyên gia, khi chăm sóc bé trong giai đoạn 7 tháng tuổi, mẹ có thể chế biến các món ăn từ thịt để cung cấp lượng đạm và protein cần thiết đối với sự phát triển và nhu cầu năng lượng của bé trong giai đoạn này.

Xem thêm: Anh Đã Nhiều Lần Hỏi Em Rằng Tại Sao, Sợ Phải Kết Thúc

Vậy bé 7 tháng ăn được thịt gì? Cụ thể, bé có thể ăn được các loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt heo,… Trừ các loại hải sản có vỏ, mẹ có thể cho trẻ bắt đầu tập làm quen ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn từ 6 tháng tuổi.

Các loại đạm trong hải sản nói chung cũng như cá thường hay gây dị ứng cho trẻ vì vậy tốt nhất là nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi. Nên cho bé ăn từ từ ít một cho bé thích nghi dần, với những bé có cơ địa dị ứng thì mẹ cần chú ý hơn

Tôm, cua đồng cũng là thức ăn giàu đạm và có hàm lượng canxi cao, mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên. Từ tháng thứ 7 trở đi có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển…

Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai…. nên cho bé ăn khi bé đã được 1 tuổi, đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng và cần thiết đối với trẻ

Mẹ cũng nên có cách chế biến phù hợp với độ tuổi của bé, và con đồng ý ăn, thì đều có thể thêm loại thịt ấy vào thực đơn ăn dặm của con.


Nên cho bé ăn thịt mịn hay vón cục?

Vào 6 tháng tuổi – giai đoạn bé vừa làm quen với việc ăn dặm, mẹ nên ưu tiên các loại bột mịn, lỏng (có kết cấu gần giống sữa) cho bé. Tuy nhiên, khi bé ở cột mốc 7 tháng tuổi, mẹ có thể đa dạng hơn các loại kết cấu thực phẩm mà bé ăn hằng ngày.

Cụ thể, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thịt hơi vón cục một chút, thịt xay băm nhỏ… để bé có thể làm quen thêm với các loại thức ăn. Tuy nhiên, khi chuẩn bị các món ăn dặm từ thịt cho bé, bên cạnh việc quan tâm bé 7 tháng ăn được thịt gì, có cần chế biến mịn như bột hay không, mẹ cũng đừng quên thịt cần được làm sạch, nấu thật chín, thật kỹ mẹ nhé!


Trước khi nấu, mẹ có thể băm hoặc xay để thịt mềm và tơi hơn, giúp bé yêu dễ ăn hơn.

Bé 7 tháng có nên tiếp tục bú sữa mẹ?

Ăn dặm đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của bé từ 6 tháng tuổi trở đi. Do đó, việc mẹ chú ý đến thực đơn ăn dặm của bé, tìm kiếm thông tin cần thiết như bé ăn được những món ăn gì, bé 7 tháng ăn được thịt gì,… là vô cùng hợp lý.

Nhưng mẹ cũng đừng quên cho bé yêu bổ sung thêm sữa mẹ nhé. Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chính và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Nên tiếp tục duy trì việc cho bé bú sữa mẹ đến khi trẻ được ít nhất 24 tháng tuổi.

Khi cho bé bú, mẹ cần lưu ý đảm bảo rằng, ăn dặm nhưng không ảnh hưởng tới tổng lượng sữa trong ngày của bé. Nghĩa là nếu bé đang bú mẹ hoặc uống sữa công thức 600-700ml mỗi ngày thì bổ sung thêm 1-2 bữa ăn dặm nhưng không làm giảm lượng sữa ấy dưới 600-700ml.

Trẻ sơ sinh rất dễ no nên khi cho bé tập ăn dặm kết hợp song song với việc bú sữa mẹ, cần lưu ý cho bé bú sau bữa ăn dặm thay vì ăn dặm sau khi bú sữa. Điều này sẽ giúp mẹ hạn chế được tình trạng bé yêu đã no bụng khi bú và chẳng muốn “măm măm” thêm bất kỳ món ăn nào đã được mẹ dày công chuẩn bị.

*

Bé 7 tháng ăn được thịt gì? Gợi ý một số món ăn cho bé 7 tháng tuổi

Mẹ đã biết bé 7 tháng ăn được thịt gì nhưng vẫn còn đang băn khoăn nên chế biến những món ăn nào phù hợp với bé yêu? Dưới đây sẽ là gợi ý dành cho mẹ:

Cháo thịt bò Cháo sườn rau củ Thịt gà viên hấp cùng nấm mộc nhĩ, khoai tây, bí đỏ Cháo gà Cháo bí đỏ hạt sen
1. What Food To Give Your Baby From 7 To 8 Months

https://www.kidshealth.org.nz/what-food-give-your-baby-7-8-months

2. Nutrition 6-8 months

https://www.tresillian.org.au/advice-tips/nutrition/6-8-months/

3. When, What, and How to Introduce Solid Foods

https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html

4. Menu planning for babies in childcare

https://heas.health.vic.gov.au/early-childhood-services/menu-planning/babies

5. Vitamin D & Iron Supplements for Babies: AAP Recommendations

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Vitamin-Iron-Supplements.aspx