Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân sự

     

Một bài báo cáo thực tập quản trị nhân sự đầy đủ và chi tiết bao gồm có những nội dung nào? Hãy cùng tham khảo mẫu bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này dưới đây mà Luận Văn Việt chia sẻ với bạn. 


*

1. Bố cục mẫu báo cáo thực tập quản trị nhân sự

Mục lục

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

1.1. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

1.1. Lý luận chung

1.1.1. Khái niệm và chức năng của quản trị nhân sự

1.1.2. Tầm quan trọng trong việc quản trị nhân sự

1.2.2. Đánh giá và đãi ngộ nhân sự

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết của việc công tác quản trị nhân sự

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CPXD VÀ PTNT PHÚ THỌ

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1. Từ năm … đến năm …

2.2.2. Từ năm … đến nay

2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự tại công ty

2.2.1. Cơ cấu nhân viên lao động tại Công ty

2.2.2. Cơ cấu nhân viên lao động tại công ty

2.2.3. Chế độ làm việc của công nhân viên

2.2.4. Điều kiện và môi trường làm việc

2.3. Công tác tuyển dụng lao động trong công ty

2.4. Tình hình đào tạo và đãi ngộ trong công ty

2.4.1. Đào tạo nhân sự trong công ty

2.4.2. Đào tạo và nâng cao năng lực quản trị trong công ty

2.4.3. Phát triển nhân sự trong công ty

2.5. Tình hình đãi ngộ trong công ty

2.5.1. Đãi ngộ vật chất

2.5.2. Đãi ngộ tinh thần

2.6. Đánh giá

2.6.1. Ưu điểm

2.6.2. Nhược điểm

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY

3.1. Phương hướng

3.1.1. Đổi mới hoạt động kinh doanh

3.2.2. Đổi mới công tác quản lý nhân lực

3.2. Giải pháp thực hiện

3.2.1. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên

3.2.2. Vấn đề đãi ngộ, chính sách tiền lương và tạo môi trường điều kiện làm việc cho người lao động

3.3.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nhân lực

Kết luận

Danh mục viết tắt

Công ty CPXD & PTNT Phú Thọ: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ.

Bạn đang xem: Báo cáo tốt nghiệp quản trị nhân sự

UB: Ủy ban

HĐQT: Hội đồng quản trị

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHXH: Bảo hiểm xã hội

TC: Tài chính

Lời cảm ơn

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học ... em luôn được sự chỉ bảo tận tình chu đáo của các thầy cô giáo trong trường, đã giúp em tích lũy và có nhiều kiến thức chuyên môn cũng như cơ bản kiến thức xã hội Đến nay em đã kết thúc kỳ thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập.

Nhân dịp này em xin cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường. Đặc biệt em xin cảm ơn đến thầy giáo ….. và các anh chị trong phong tổ chức hành chính công ty ABC đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.

Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn về những kiến thức còn chưa hiểu hết nên không tránh khỏi những sai sót trong báo cáo thực tập của mình. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ hơn nữa và những ý kiến đóng góp của thầy giáo …. và các anh chị trong phòng hành chính của công ty ABC, để em có điều kiện trao đổi và nâng cao kiến thức của mình và làm báo thực tập được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

….., ngày…. tháng …., năm …

Sinh viên

Chuyên đề gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: Những vấn đề cơ sở lý luận chung của quản trị nhân sự.

CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty ABC

CHƯƠNG 3: Phương hướng và các giải pháp cải tiến công tác quản trị nhân sự tại công ty ABC

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

1.1. Lý luận chung về quản trị nhân sự.

1.1.1. Khái niệm và các chức năng của quản trị nhân sự

Khái niệm về quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự (hay còn gọi là quản trị nhân lực) lã lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, cơ bắp) giữa con người với các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ, đối tượng lao động), trong quá trình tạo ra của cải vật chất, tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của con người nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển những tiềm năng của con người nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển những những tiềm năng của con người.

Bộ phận quản trị nhân sự là bộ phận cấu thành của quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải bất kỳ tổ chức sản xuất – kinh doanh nào cũng nhận thức rõ vấn đề này, nên thường hay bị động, gặp đâu làm đó, thiếu người phải chạy theo tình hình công việc dẫn đến công việc rời rác rạc kém hiệu quả.

Nguồn lực trong mỗi con người gồm có mặt thể lực và mặt trí lực.

+ Thể lực là sức lực con người nó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con người, mức sống, mức thu nhập, chế độ ăn uống nghỉ ngơi…

+ Trí lực là mặt tiềm năng to lớn nó bao gồm trí tuệ, năng khiếu, lòng tin, nhân cách quan điểm sống…

Vì vậy, quản trị nhân lực có chức năng kế hoạch hóa nhân lực, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, kích thích phát triển nguồn nhân lực, nhằm thu hút con người tham gia lao động, tham gia vào các hoạt động sản xuất cũng như các mối quan hệ tác động qua lại với nhau để tạo ra hàng hóa và dịch vụ.

Tóm lại, có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: “Quản trị nhân sự ở doanh nghiệp là việc tuyển dụng và duy trì, phát triển sử dụng động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nguồn lực đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Các chức năng của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

* Hoạch định

Là quá trình xác định các mục tiêu của doanh nghiệp và đề ra các pháp để thực hiện mục tiêu đó. Như vậy chức năng hoạch định là nhằm xây dựng mục tiêu phát triển tương lai của doanh nghiệp. Tạo cơ sở tiền đề cho các hoạt động kinh doanh, đề ra các nguyên tắc ứng phó với tình hình và sự biến đổi trên thị trường tạo điều kiện rõ ràng cho việc kiểm tra thực hiện. Hoạch định là hoạt động quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Xem thêm: Sở Giaáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo Dục Tp Hcm

* Tổ chức

Là việc xác lập mô hình, phân công và giao nhiệm vụ cho mỗi cấp và cho mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Tổ chức còn bao gồm việc ủy nhiệm cho các cấp quản trị và cho các nhân viên điều hành để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả. Đó là việc xác lập những khuôn mẫu và mối quan hệ tương tác giữa các phần mà mỗi bộ phận, mỗi nhân viên trong doanh nghiệp đảm nhận. Bởi vậy bộ máy tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp cần phải được xây dựng trên những nguyên tắc và yêu cầu nhất định.

* Lãnh đạo điều hành

Bao gồm nhiều hoạt động nhằm thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp và tạo lập sinh khí cho tổ chức qua việc tối đa hóa hiệu suất công việc. Nó bao gồm việc ra chỉ thị, huấn luyện và duy trì kỷ luật trong toàn bộ máy, gây ảnh hưởng và tạo hứng thú với các nhân viên cấp dưới, khuyến khích động viên để tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái.

* Kiểm soát

Bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn và lương hóa các kết quả đạt được, tiến hành các hoạt động điều chỉnh nếu kết quả không đúng với mục tiêu ấn định. Việc lượng hóa các thành quả đạt được bao gồm trong nó việc đánh giá công tác quản trị, kiểm điểm chính sách và giao tiếp nhân sự, xét duyệt các báo cáo về chi phí và về các nghiệp vụ tài chính.

Kiểm soát có vai trò rất quan trọng, bao trùm toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, được tiến hành trước, trong và sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh.

Các chức năng của quản trị doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong các chức năng của quản trị doanh nghiệp thì hai chức năng hoạch định và tổ chức là quan trọng nhất không chỉ vì chúng quyết định đến tương lai và sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp mà còn vì hai chức năng này rất khó phát hiện ra sai sót, thời gian phát hiện ra sai sót càng dài thì chi phí phải trả cho sự khắc phục những sai sót ấy càng lớn.

1.1.2. Tầm quan trọng của quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đối với các nhà quản lý nó giúp họ đạt được mục đích của mình thông qua người khác. Hiện nay các nhà quản trị đang quan tâm nghiên cứu và phân tích dể thấy được rằng quản trị nhân sự là chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị. Việc nghiên cứu quản trị nhân sự là hết sức cần thiết vì:

* Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, do đó đặc trưng nổi bật nhất là tính cạnh tranh. Các tổ chức nhằm khai thác tốt nhất nhân tố con người. “Giao việc đúng người và nhận đúng việc” đang là vấn đề quan tâm của mọi tổ chức hiện nay.

* Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã cùng với sự phát triển nền kinh tế “mờ” buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng, do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong bộ máy tổ chức như thế nào để mang lại hiệu quả cao đang được mọi người quan tâm.

* Nghiên cứu quản trị nhân sự giúp các nhà quản trị học được cách giao dịch, biết đặt câu hỏi, biết lắng nghe, biết tìm ngôn ngữ chung với nhân viên một cách tốt nhất, biết khích lệ sinh viên say mê với công việc và tránh được những sai lầm trong việc tuyển chọn và sử lao động, nâng cao chất lượng công việc nâng cao hiệu quả tổ chức.

* Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, nó là nhân tố chủ quan thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác mỗi người đều có nhu cầu và lợi ích riêng về tâm lý và thái độ lao động khác nhau. Hơn nữa lao động tập thể bao giờ cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp. Do đó quản trị nhân sự là một trong các hoạt động cơ bản của quá trình quản trị, nó giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến con người gắn liền với bất kỳ tổ chức nào.

Tuy nhiên quản trị nhân sự khó khăn hơn nhiều so với quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất nhưng nếu biết cách quản trị nhân sự tốt thì sẽ đạt được mục đích mà các nhà quản trị mong muốn.

1.2. Nội dung của quản trị nhân sự

* Khái niệm và mục đích phân tích công việc

– Khái niệm: Phân tích công việc là việc tìm hiểu và xác định nội dung, đặc điểm của từng công việc, đo lường giá trị và tầm quan trọng của nó để đề ra các tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất mà người thực hiện công việc cần phải có.

Phân tích công việc là một nội dung quan trong của quản trị nhân sự, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các nội dung khác của quản trị nhân sự.

– Mục đích:

– Đưa ra các tiêu chuẩn cần thiết để tiến hành tuyển dụng nhân sự sao cho việc tuyển dụng nhân sự đạt kết quả cao nhất.

Chuẩn bị nội dung đào tạo và bồi dưỡng trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc.

Phân tích công việc làm căn cứ để xây dựng và đánh giá hiệu quả công việc. Ngoài ra nó còn cho việc nghiên cứu và cải thiện điều kiện làm việc.

Cung cấp các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thực hiện công việc.Bạn có thể DOWLOAD FREE một số mẫu báo cáo thực tập quản trị nhân sự bằng cách click vào biểu tưởng download dưới đây.