Bài thơ ếch con học bài

     

Bài thơ Ếch con đi học

Ếch con đi học trời mưa là bài thơ viết về chú ếch chăm chỉ tới lớp nghe cô giáo giảng bài không ngại gió mưa. Hằng đêm chú vẫn cần cù ngồi ôn lại bài cũ.

Bạn đang xem: Bài thơ ếch con học bài

Ếch con đi học trời mưaLá sen xanh mướt đội vừa trùm tai.Đến nghe cô Ếch giảng bàiỐp ốp nặng ộp, vui tai quá chừng.

Thế rồi nhạc điệu tưng bừngỐp ốp, ộp ộp đón mừng Ếch con.Đêm đêm tiếng ộp kêu giònNghe ra có tiếng Ếch con học bài.

Tác giả: Phạm Thị Lan

Đừng bỏ lỡ những bài thơ viết cho thiếu nhi hay nhất

► XEM NGAY TẠI ĐÂY!

Câu chuyện Ếch con đi học

Ngoài bài thơ Ếch con đi học trời mưa còn có một câu chuyện ngụ ngôn gần gũi, mang nội dung răn dạy các bạn nhỏ đi học phải luôn luôn biết nhớ lời cha mẹ dặn dò để tránh những tai nạn có thể xảy ra cho mình và để bảo đảm tốt kỉ luật học tập.

Nội dung câu chuyện như sau:

1. Ếch mẹ dặn Ếch con: “Con đi học phải đi đến nơi về đến chốn. Đừng mải chơi, ham mồi, la cà dọc đường mà có khi gặp nguy hiểm nhé!”. Ếch con vâng vâng dạ dạ, cắp sách đến trường.

Lớp học của Ếch con nằm ở dưới khóm khoai nước bên bờ ao rất mát, rất kín. Có tiếng động thì cả cô giáo Ếch cùng học trò Ếch chỉ việc nép mình vào dưới lá khoai hoặc cùng quá thì nhảy tõm xuống ao là yên trí.

Từ hang Ếch ở đến lớp Ếch học phải qua một khu vườn trồng rau. Thôi thì đủ các thứ rau: rau muống, rau lang, rau ngót, rau mùi, tía tô, húng láng. Lại có cả một cây ớt bốn mùa lúc nào cũng có quả chín đỏ rực.

Xem thêm:

*
Ếch con đi học trời mua

2. Ếch con đi qua vườn nhớ lời mẹ dặn, định bụng không la cà đứng lại chơi. Nhưng vừa nhảu tới nơi thì có một đàn châu chấu bay tạt qua trúng mồm Ếch con. Ếch con đớp vội, nuốt chửng. Nhảy một cái nữa thì một đàn châu chấu khác bay lên. Lại một con bay vừa tầm miệng Ếch. Ếch con lại đớp lấy. Sao mà lắm châu chấu thế! Bỏ đi thì tiếc quá! Thế là Ếch con quên lời mẹ dặn, ở lại rình bắt châu chấu ăn cho sướng miệng.

Khi đã lửng dạ, nhớ lại thì đã quá giờ. Ếch con không dám đến lớp nữa mà cũng không dám trở về nhà. Thế thì phải tìm cái gì mà chơi cho đỡ buồn chứ! Ếch con ngắt một lá tía tô quàng vào cổ để đi cho đẹp. Cạnh đấy có đống rạ nát, nấm mọc xòe ra như những chiếc ô. Ếch con nhìn thấy reo to: “A, a! Thêm một cái ô cho đủ bộ!”. Ếch con chọn một cái nấm to nhất làm ô rồi nhún nhẩy cầm chiếc ô nấm, lê đôi giàu ớt, đi từ gốc cây rau này sang gốc cây rau khác, vừa đi vừa hát “Ếch ộp… Ếch ộp…”.

3. Ếch con mải chơi chẳng chú ý gì để phòng tai nạn? Một cậu bé đi câu Ếch đang đứng im trong bụi cây, nghe thấy tiếng Ếch bèn ném lưỡi câu về phía Ếch con. Mồi con là một con châu chấu. Ếch con vô tình đớp lấy. Thế là mắc câu! Ếch con giãy giụa nhưng càng giãy lưỡi câu càng cắm sâu vào hàm.

Cậu bé gỡ Ếch con cho vào giỏ. Ếch con hốt hoảng tìm lói thoát thân, nhưng thoát làm sao được! Ếch hết sức hối hận, nhưng hối hận thì cũng đã muộn rồi. Cứ thế cho đến chiều Ếch bị nhốt trong giỏ. Nó nghĩ mãi, nhưng không tìm được cách gì thoát thân. May sao! Lúc về cậu bé vô ý đánh rơi cái giỏ, lạt buộc miệng hom tung ra. Ếch con thừa dịp chui ra, nhảy phăng vào bụi chuối và vừa gặp Ếch mẹ đi tìm. Ếch con ôm lấy mẹ mà khóc: “Ộp! Ộp! Ộp!… Ếch ộp… Ếch ộp!”.

Từ đó Ếch con luôn nhớ lời mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, đi một mạch đến trường, không la cà như trước nữa.

Đỗ Thị Xuân kểKể chuyện – 2 (1982)

Chú thích trong truyện Ếch con đi học

Tía lô: loài cây nhỏ, lá màu tím (tím đỏ) dùng để ăn như rau thơm hay để làm thuốc.Húng láng: loại cây lá nhẵn và dài, dùng làm rau thơm (có nơi gọi là húng dổi hoặc húng chó).Lửng dạ: ăn gần no.Nấm: một loại thực vật không có màu xanh, thường mọc ở thân cây gỗ mục hoặc đống rạ nát,… có mũ xòe ra như một chiếc ô và có hương thơm, dùng làm thức ăn (trừ loại nấm độc màu sặc sỡ).Hom: nắp đậy miệng giỏ cua (hoặc cá, lươn, ếch,…) hình nón, có răng như răng lược.

Câu hỏi gợi ý trong truyện Ếch con đi học

Ếch mẹ dặn Ếch con như thế nào?Khi biết đã muộn giờ học, Ếch con nghĩ như thế nào?Ếch con đã làm gì cho qua buổi học?Vì sao Ếch con đi học gặp tai nạn?Vì sao Ếch con thát nạn và gặp được mẹ?Ếch con đã biết sửa khuyết điểm như thế nào?➤ Xem ngay những câu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa TẠI ĐÂY!