Gdcd lớp 7, giải bài tập giáo dục công dân 7

     

Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 - Giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân 7 hay, ngắn nhất

Tuyển tập các bài giải vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 7 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Giáo Dục Công Dân lớp 7.

Bạn đang xem: Gdcd lớp 7, giải bài tập giáo dục công dân 7

*

Mục lục Giải vở bài tập GDCD lớp 7


Vở bài tập GDCD 7 Bài 1: Sống giản dị

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 5 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Những tấm ảnh có biểu hiện trái với giản dị là: ảnh 2, ảnh 7, ảnh 8

Câu 2 (trang 6 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Sống giản dị là sống không xa hoa, lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài, sống phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bản thân, gia đình, xã hội

Chúng ta cần sống giản dị bởi giản dị giúp con người dễ hòa đồng, hòa nhập với cộng đồng, xã hội, được mọi người yêu quý, coi trọng, giúp ta tiết kiệm thời gian, tiền bạc, làm cho cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản hơn

Câu 3 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình, xã hội là:

-Hài lòng, trân trọng với những thứ mình đang có không đua đòi, chạy theo vật chất bên ngoài

-Biết bản thân mình là ai, mình đang có những gì, tận dụng và sử dụng nó một cách hợp lí

-Sử dụng mọi thứ một cách hợp lí, không sa hoa, lãng phí

-Sống tiết kiệm, phù hợp với điều kiện gia đình

-Không hoang phí làm tổn thất xã hội

Câu 4 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Một số biểu hiện của lối sống giản dị:

-Đi đứng nhẹ nhàng, uyển chuyển, không ồn ào

-Cách ăn mặc: Không màu mè, không rách rưới, ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi

-Cách nói năng giao tiếp: Nói năng tế nhị, khiêm tốn nhẹ nhàng, lịch sự thoải mái, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng.

-Cách sử dụng của cải, vật chất: Không sử dụng đồ lãng phí, không đua đòi chạy theo những thứ sa hoa, phù phiếm, sống gọn gàng, ngăn nắp,...

Câu 5 (trang 7 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Xa hoa, cầu kì, phô trương, hình thức Luộm thuộm, cẩu thả
Ăn mặc lòe loẹt màu mè, khoe mẽ của cải, tổ chức sinh nhật hoành tráng trong khi gia đình không có điều kiện, đùa đòi chạy theo các mốt,... Ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu, sống bừa bộn, làm việc dở dang, làm việc qua loa đại khái, đồ đạc không được sắp xếp cẩn thận,...

Câu 6 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

-Đối với cá nhân: Tiết kiện thời gian, tiền bạc, sống giản dị dễ hòa đồng và được mọi người yêu quý, bản thân cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn

-Đối với gia đình: Tiết kiệm cho gia đình, đem lại sự bình yên, hạnh phúc

-Đối với xã hội: Tạo ra những mỗi quan hệ chan hòa chân thành, loại trừ những thói hư tật xấu do xa hoa, lãng phí, tránh các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội trở nên lành mạnh hơn

Câu 7 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Học sinh THCS cần thực hiện lối sống giản dị:

-Ăn mặc đúng lứa tuổi, không son phấn, không nhuộm tóc, không ăn mặc gợi cảm, thực hiện đúng nội quy của trường, lớp

-Khiêm tốn, giản dị không sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình, không đua đòi theo bạn bè

-Sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống rượu

-Ngăn nắp, gọn gàng, không bừa bộn, cẩu thả

Câu 8 (trang 8 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

-Em thấy mình rất cần sống giản dị tại vì sống giản dị em sẽ dễ dàng hòa nhập với mọi người, được mọi người yêu quý, xem trọng, không tốn thời gian, tiền bạc, không để lãng phí của cải, bản thân sống giản dị sẽ trở nên thanh thản, thoải mái hơn

Câu 9 (trang 9 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

-Làm khi lành để dành khi đau

-Thì giờ là vàng bạc

-Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai

-Tích tiểu thành đại

-Năng nhặt chặt bị

Câu 10 (trang 9 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây

A.Gia đình nghèo thì mới cần sống giản dị

B.Học sinh phổ thông, không phân biệt con nhà giàu hay con nhà nghèo đều phải biết sống giản dị

C.Ăn mặc giản dị làm cho con người thiếu tự tin

D.Chỉ cần có cử chỉ đơn giản trong giao tiếp, không cần phải ăn mặc, nói năng giản dị.

Trả lời:

Chọn đáp án: B

Câu 11 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

a.Việc làm của Thúy là hành động thể hiện sự đua đòi, sống không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện gia đình.

b.Nếu là bạn Thúy em sẽ khuyên bạn: Không nên đua đòi bạn bè, xin tiền mẹ để tổ chức sinh nhật, phải biết sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình, biết thương mẹ hơn

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Em tán thành với ý kiến của bạn Hà. Tại vì giản dị là lối sống cần có ở mỗi người, dù nhà giàu hay nghèo, sống giản dị sẽ dễ hòa nhập, hòa đồng với mọi người, được người khác yêu quý, kính trọng hơn

Câu 2 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Một số tấm gương giản dị:

Trong khu phố em có bác An, là giám đốc một công ti lớn. Mặc dù giàu có nhưng bác sống rất hòa đồng với mọi người trong khu phố, không tỏ ra mình giàu, bác sống giản dị, khiêm nhường, thường xuyên tham gia các hoạt động của khu dân cư, bác được bà con trong khu dân cư vô cùng yêu quý và tin tưởng.

Bạn Thanh là học sinh giỏi của lớp, dù vậy nhưng bạn không bao giờ tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn, bạn thường xuyên chỉ bài cho các bạn trong lớp, sống rất hòa đồng. Thành tích của bạn ở lớp, ở trường rất cao nhưng chưa bao giờ bạn khoe khoang và coi thường bạn bè. Thanh được các bạn trong lớp rất tin yêu và quý mến

Câu 3 (trang 10 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp, chất lượng bên trong, xem những giá trị bên trong tốt hơn các giá trị bề ngoài. Câu tục ngữ đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

III. Truyện đọc, thông tin

Câu a (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Bác Hồ của chúng ta đã sống một cuộc đời vô cùng giản dị, trong sạch: Bác không cần người khác phục vụ vì Bác cho rằng mình không phải là vua, Bác không bao giờ ăn đồ ngon một mình, cũng không muốn được cung tiến đồ ăn ngon, Bác không muốn vì đồ ăn ngon mà phải đánh đổi bằng sự phiền hà, mệt nhọc của người khác, Bác không cần câu nệ, lễ nghi.

Câu b (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Bác Hồ có lối sống giản dị như vậy bởi Bác là người sống trong dân, gần dân và thấu hiểu nỗi lòng của dân, thương dân

Bác là người có phẩm chất cao quý, có lối sống trong sạch.

Vở bài tập GDCD 7 Bài 2: Trung thực

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 12 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, tôn trọng lẽ phải

Mỗi chúng ta cần phải sống chân thực bởi vì: Đây là đức tính quý báu giúp nâng cao phẩm giá con người, sống trung thực sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng, kính trọng, xã hội sẽ trở nên văn minh, tiến bộ, lành mạnh hơn

Câu 2 (trang 13 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Một số biểu hiện của trung thực:

-Trong học tập: Không gian lận trong thi cử, nhận khuyết điểm khi mắc lỗi, không bao che cho người khác, chủ động tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập không dựa dẫm, ỷ lại

-Trong công việc: Chủ động hoành thành công việc, không nói dối cấp trên, bao che cho cấp dưới, thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm của đồng nghiệp để cùng tiến bộ

-Trong quan hệ với thầy cô giáo: Không nói dối thầy cô, không nói sai về thầy cô,..

-Trong quan hệ với bạn bè: không nói xấu, nói sai về bạn bè, không ăn cắp đồ dùng hộc tập của bạn bè, thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm cho bạn, không nói dối các bạn

-Trong sinh hoạt tập thể: Dám nhận khuyết điểm trước tập thể khi mặc lỗi, công bằng trong khi giải quyết mọi việc, không bao che, thiên vị,

-Trong gia đình: Không nói dối cha mẹ, dám nhận những khuyết điểm với gia đình nấu mắc lỗi,..

-Ngoài xã hội: Nhặt được của rơi trả người đánh mất, không bợ đỡ, xu nịnh người khác, dũng cảm chống lại những cái xấu xa

Câu 3 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

-Bản thân em đã sống rất trung thực

-Biểu hiện: Không gian lận trong thi cử, không chép bài của bạn, tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập, không nói xấu, nói những điều không đúng về người khác, dám chỉ ra những khuyết điểm của người khác, không bao che, dám nhận đứng ra nhận lỗi khi mắc lỗi,...

Câu 4 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Những việc làm, biểu hiện thể hiện lối sống trung thực trong cuộc sống: Dám nhận lỗi của mình, không bao che che cho cái xấu, cái ác, bảo vệ lẽ phải không ngại khó khăn, nguy hiểm, nhặt được của rơi trả người đánh mất, dũng cảm nhận lỗi của mình, không nói xấu người khác

Câu 5 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

-Những biểu hiện trung thực trong lớp: Thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm, dám chỉ ra các mặt hạn chế của bạn, không gian lận trong thi cử, không nói dối thầy cô, bạn bè

-Những biểu hiện thiếu trung thực trong lớp: Quay cóp bài của bạn, sử dụng phao trong các kì thi, các kì kiểm tra, nói dối thầy cô để nghỉ học, giả mạo chữ kí phụ huynh trong đơn xin nghỉ học, nói xấu bạn bè trong lớp.

Xem thêm: Giới Thiệu Trực Tuyến 200 Hình Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Với Quảng Bình

-Để khắc phục tình trong thiếu trung thực, tập thể lớp đã lập ra bảng nội quy với những hình phạt thích đáng cho các hành vi thiếu trung thực, khuyên can những bạn có biểu hiện thiếu thực cần sửa đổi

Câu 6 (trang 14 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Hành vi nào dưới đây thể hiện tính trung thực?

A.Cho bạn chép bài của mình trong khi thi

B.Nói thật với bạn bè

C.Phê bình, góp ý khi bạn có khuyết điểm

D.Im lặng khi thấy bạn có khuyết điểm

E.Nhờ bạn làm hộ bài tập về nhà

G.Không làm được bài nhưng không nhìn bài bạn trong khi thi

Trả lời:

Chọn đáp án: B, C, G

Câu 7 (trang 15 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

a.Em không đồng ý với cách xử sự củ bạn Minh, vì đó là hành vi thiếu trung thực, nói dối mẹ

b.Nếu có bạn như Minh, em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy, em sẽ chỉ rõ ra cho bạn việc làm của Minh là hành vi thiếu trung thực, nếu bị mẹ phát hiện, Minh sẽ hoàn toàn bị đánh mất niềm tin và chắc chắc sẽ bị mẹ xử lí nghiêm. Đặc biệt, nói dối một lần rồi nhiều lần sẽ trở thành thói quen, Minh sẽ làm mất đi nhân cách của mình

Câu 8 (trang 15 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Biểu hiện Trung thực Không trung thực
A.Luôn bênh vực những người nói và làm đúng x
B.Chỉ nói thật với bản thân, nói sai với bạn khác x
C.Sẵn sàng nhận lỗi về mình khi làm việc chưa tốt x
D.Che giấu khuyết điểm cho bạn vì sợ bạn buồn x
E.Nhận lỗi thay cho bạn x
G.Nhặt được của rơi trả người đánh mất x

Câu 9 (trang 16 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Câu nào sau đây nói về tính không trung thực?

A.Ném đá giấu tay

B.Dũng cảm, hi sinh quên mình

C.Ăn ngay nói thẳng

D.Thật thà là cha quỷ quái

E.Tay bắt mặt mừng

G. Hả dạ hả lòng

H.Đường đi chóng tối, nói dối chóng cùng

Trả lời:

Chọn đáp án: A, D, E, G

Câu 10 (trang 16 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

-Cây ngay không sợ chết đứng

-Thẳng như ruột ngựa

-Thuốc đắng giã tật/Sự thật mất lòng

-Mất lòng trước được lòng sau

-Người gian thì sợ người ngay

Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 16 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tính trung thực bởi vì: Đây là một đức tính qúy báu của con người, sống trung thực sẽ được mọi người yêu thương, kính trọng, nâng cao phẩm giá của bản thân, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh, đang trong quá trình học tập, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách, cho nên việc có trong mình đức tính trung thực là vô cùng cần thiết.

Câu 2 (trang 17 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

a.Việc bác sĩ giấu ông Truyền về tình trạng bệnh của ông không phải là biểu hiện của thiếu trung thực. Bởi vì việc bác sĩ nói dối không làm ảnh hưởng đến người khác thậm chí còn có ích cho người bệnh.

b.Việc làm của bác sĩ là có lợi bởi lẽ: Nó sẽ giúp ông Truyền có niềm tin, lạc quan hơn vào sự sống của mình.

Câu 3 (trang 17 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Linh Trang là bạn thân nhất trong lớp của em, bạn không những học rất giỏi mà còn vô cùng giản dị, trung thực. Hôm trước trên đường đi học về, Linh Trang có nhặt được một chiếc ví do ai đó đã đánh rơi. Mở ví ra, bạn thấy trong đó giấy tờ tùy thân và một số tiền khá lớn. Linh Trang đã rủ em tới đồn công an với mong muốn trả lại chiếc ví về cho đúng chủ của nó. Trang đã được các chú công an khen ngợi và đem câu chuyện đó báo với nhà trường, Linh Trang đã được thầy cô và bạn bè biểu dương, khen ngợi trước cờ, đó chính là niềm vui, niềm vinh hạnh và phần thưởng xứng đáng cho người trung thực, tốt bụng.

III. Truyện đọc, thông tin

Câu a (trang 19 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Việc ông lão trả lại chiếc nhẫn cho chủ đã thể hiện tấm lòng trung thực, không tham lam của người nông dân lương thiện

Câu b (trang 19 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Qua câu chuyện, em rút ra được bài học: Thứ nhất, nếu biết sống trung thực, lương thiện thì sẽ nhận lại những điều tốt (giống như ông lão ăn xin sẽ không phải chịu đói mỗi ngày), con người lương thiện sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Thứ hai, không nên keo kiệt chi li, toan tính khi báo đáp người khác.

Vở bài tập GDCD 7 Bài 3: Tự trọng

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 19 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội

Ví dụ: Giữ đúng lời hứa, không quay cóp bài, dũng cảm nhận lỗi, không van nài xin xỏ người khác,...

Câu 2 (trang 19 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Mỗi người chúng ta phải có lòng tự trọng bởi vì đây là phẩm chất cao quý, tốt đẹp của con người, giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giám uy tín của mỗi người, nhận được sự tôn trọng, yêu quý của người khác.

Câu 3 (trang 20 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Tự trọng Thiếu tự trọng
Kính trọng thầy cô, giữ đúng lời hứa, không quay cóp bài bạn, không cướp đoạt thành quả của người khác, cư xử đàng hoàng, dũng cảm nhận lỗiSai hẹn, không biết ăn năn, không biết xấu hổ, nịnh bợ luồn cúi, dối trá không trung thực

Câu 4 (trang 20 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

-Trong học tập: Không quay cóp bài, không nhận những thành quả của bạn khác về mình, không nói xấu bạn

-Trong sinh hoạt tập thể của trường, lớp, Đội: Làm tròn trách nhiệm, bổn phận mình được phân công, dám đứng ra chịu trách nhiệm về mọi hành động, việc làm của mình

-Trong quan hệ với thầy cô giáo: Lễ phép, kính trọng thầy cô, không nịnh bợ thầy cô để xin điểm, không nói dối thầy cô

-Trong gia đình: Kính trọng ông bà, cha mẹ, biết yêu thương người thân,...

-Trong quan hệ với bạn bè và người khác: Không thất hứa, không sai hẹn, không luồn cúi,...

Câu 5 (trang 21 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Khẳng định nào dưới đây là đúng về lòng tự trọng?

A.Tự trọng là giấu những điều mà mình yếu

B.Tự trọng là coi trọng danh dự của mình

C.Tự trọng là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người

D.Tự trọng là từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả bạn bè và người thân

Trả lời:

Lựa chọn đáp án B

Câu 6 (trang 21 Vở bài tập Giáo dục công dân 7): Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng?

A.Chết vinh còn hơn sống nhục

B.Đói cho sạch, rách cho thơm

C.Gió chiều nào xoay chiều ấy.

D.Một miếng khi đói bằng một gói khi no

E. Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay

G. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Trả lời:

Lựa chọn đáp áp: A, B, E

Câu 7 (trang 21 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Hôm đó, là buổi chiều học phụ đạo của lớp, Khánh và Đăng có đùa nghịch chạy đuổi nhau làm vỡ bình hoa của lớp. Khánh vô cùng sợ hãi nói với Đăng mặc kệ mọi chuyện và coi như bình hoa tự vỡ, dù sao các bạn trong lớp cũng không ai tận mắt chứng kiến thấy hai đứa là vỡ. Thế nhưng lòng tự trọng không cho phép Đăng làm điều đó, Đăng bác bỏ ý kiến của Khánh và khuyên bạn nên đi nhận lỗi với cô và các bạn. Sáng hôm sau, sau tiết ra chơi, hai bạn có lên gặp cô trình bày sự việc và xin lỗi cô cùng cả lớp. Cô giáo không trách mắng mà còn ngợi khen hai bạn đã dũng cảm nhận lỗi của mình.

Bài học: Khi bạn dũng cảm thừa nhận lỗi của mình, bạn sẽ được người khác tha thứ và yêu thương hơn thay vì cố gắng che đậy những sai trái

Câu 8 (trang 22 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

a.Em rất đồng tình và ủng hộ hành động của Lan, bạn là người có lòng tự trọng, chấp nhận, bằng lòng với kết quả mà tự bản thân làm được, không vì điểm số mà đi chép bài của bạn khác. Hành động động của bạn thật đáng ngợi khen

b.Em thấy mình cần học tập tấm gương của Lan. Em sẽ không gian lận trong thi cử, không quay cóp bài của các bạn khác

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 22 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Câu tục ngữ “đói cho sạch, rách cho thơm” có nghĩa là:

Nghĩa đen: Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu.

Nghĩa bóng: Khuyên dạy con người dù có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ được bản chất tốt đẹp, trong sạch của mình

Câu 2 (trang 22 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Theo em, người có tính trung thực chính là người có lòng tự trọng. Bởi vì:Người trung thực là người không nói dối, luôn tôn trọng sự thật nên họ được mọi người hoàn toàn kính trọng. Những người tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, tôn trọng lẽ phải chính là người biết tự trọng

Câu 3 (trang 23 Vở bài tập Giáo dục công dân 7):

Trả lời:

Em hoàn toàn khồng đồng ý với ý kiến này. Bởi vì: Tự trọng không đồng nghĩa với cứng nhắc, bảo thủ gây cản trở công việc mà ngược lại lối sống tự trọng sẽ giúp cho mọi người tôn trọng và yêu quý ta nhiều hơn, điều này rất thuận lợi cho công việc.