Mẹ bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?

     

Nhiều người quan niệm, sữa và các thực phẩm từ đậu nành có thể làm suy giảm sinh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vậy trên thực tế quan niệm này đúng hay không? Người chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Bạn đang xem: Mẹ bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?


*

Theo ý kiến của các chuyên gia, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống sữa đậu nành bởi các thành phần trong đó chủ yếu là axit folic, vitamin, protein, canxi, sắt, kali,...Đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết đối với sự hình thành, phát phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Trong đó:

Hàm lượng protein giúp cân bằng các hormone sinh sản, kích thích trứng rụng để tăng cơ hội thụ thai.

Isoflavon là chất có tác dụng làm cho lớp nội mạc tử cung dày lên. Nhờ vậy mà sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh có thể làm tổ trong tử cung chắc chắn hơn, giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị sảy thai.

Bên cạnh đó, isoflavon cũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng. Phụ nữ bị mắc các căn bệnh này đa số đều bị vô sinh, khó có thể sinh con.

Sữa đậu nành chứa hàm lượng canxi cao, hỗ trợ xương và răng của thai nhi phát triển, cứng chắc, giúp mẹ giảm nguy cơ bị loãng xương do thiếu canxi trong thai kỳ.

Axit folic trong sữa đậu nành bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Chất xơ vừa có thể kiểm soát được lượng đường trong máu, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu không gặp tình trạng táo bón khi mang thai.

Đạm cũng là thành phần rất giàu có trong sữa đậu nành, cung cấp năng lượng cho mẹ và tốt cho sự phát triển hoàn thiện của trẻ nhỏ.

Các loại vitamin A, E, B, K, D cùng các khoáng chất như canxi, sắt, kali,...trong sữa đậu nành nhiều tương đương với sữa bò, giúp cho thai nhi phát triển tốt nhất và tốt cho hệ tim mạch, giảm cholesteron trong máu.

Có thể thấy, sữa đầu nành rất giàu chất dinh dưỡng và mỗi chất trong đó lại đảm nhiệm những vai trò khác nhau tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, uống sữa đậu nành mỗi ngày là điều rất nên làm trước giai đoạn mang thai.

*

Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều loại sữa này có thể dẫn đến phản tác dụng, đồng thời xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tác dụng phụ khi uống sữa đậu nành không đúng cách

Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe mẹ và bé thì sữa đậu nành còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt nếu chúng ta uống quá nhiều. Cụ thể như:

Mẹ có nguy cơ bị dị ứng với các triệu chứng nổi bật như: phát ban, ngứa ngáy khắp người, nôn mửa, chóng mặt và khó thở.

Xem thêm: Mẫu Bản Kiểm Điểm Đảng Viên Chấp Hành Điều Lệ Đảng Năm 2018, Please Wait

Nguy cơ bị sốc phản vệ sau khi uống sữa đậu nành. Đây là biến chứng dị ứng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu uống một lượng lớn sữa.

Chất isoflavone có trong sữa đậu nành được liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu.

Chất isoflavone có chức năng giống estrogen nên khi tiêu thụ một lượng lớn sữa nó có thể làm giảm tác dụng của estrogen. Hậu quả là dẫn tới các khối u được hình thành hoặc thai nhi bị dị dạng.

*

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị mang thai không nên uống sữa đậu nành để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, dựa trên những lợi ích khi uống sữa đậu nành mang lại cho sức khỏe là rất lớn nên chúng ta có thể uống để bổ sung dưỡng chất. Song để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì việc uống sữa đậu nành với mức độ vừa phải là hết sức quan trọng.

Hướng dẫn chị em uống sữa đậu nành đúng cách trước khi mang thai

Trong sữa đậu nành rất dồi dào chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những tác động tiêu cực đến sức khỏe do sữa đậu nành gây ra khi chúng ta uống quá nhiều.

*

Vì vậy, để tránh nguy cơ gặp các phản ứng phụ và biến chứng nguy hiểm khi uống sữa đậu nành, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

Uống sữa đậu nành đều đặn mỗi ngày nhưng không vượt quá 300 - 500 ml, tương đương khoảng 2 ly.

Khám sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ trước lựa chọn sữa đậu nành để bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai để tránh tình trạng dị ứng với bất cứ thành phần nào trong sữa.

Uống sữa không đúng cách, phản khoa học có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Tránh ăn trái cây thuộc họ cam, quýt sát với thời điểm uống sữa đậu nành. Bởi chúng gây kết tủa với thành phần protein trong sữa, dẫn đến hậu quả là bị tiêu chảy.

Nên uống cùng các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh ngọt,...

Lựa chọn sữa đậu nành được sản xuất rõ ràng, đảm bảo chất lượng, thương hiệu uy tín để tốt cho sức khỏe.

Như vậy, thắc mắc “chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành?” đã được giải đáp rất rõ ràng trong bài viết này. Các chị em hãy luôn ghi nhớ, uống đúng liều lượng, đúng khoa học là yếu tố quan trọng để giúp cho mẹ khỏe, bé phát triển tốt.