Bà bầu uống ít nước có sao không

     

Bà bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Nên và không nên uống các loại nước nào? Nước rất cần thiết không chỉ cho mẹ mà còn cho cả thai nhi.

Bạn đang xem: Bà bầu uống ít nước có sao không

Ngoài chế độ dinh dưỡng, uống nước khi mang thai cũng cần được hết sức chú ý.


I. Sự cần thiết của nước với bà bầuII. Có bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày?III. Sau sinh uống nước gì?IV. Bà bầu uống nước và câu hỏi liên quan

I. Sự cần thiết của nước với bà bầu

Nước là khởi nguồn của sự sống. Bất cứ ai cũng cần sử dụng nước. Đối với bà bầu, nước lại càng quan trọng. Chúng ta có thể thấy rõ điều này bởi những tác dụng như:


*
Nước rất quan trọng với sức khỏe bà bầu và thai nhi

1. Tăng hiệu suất vận chuyển dinh dưỡng cho thai nhi

Nước là dung môi, giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Với phụ nữ mang thai, vitamin và các khoáng chất mà mẹ bầu tiêu thụ sẽ được cung cấp cho thai nhi thông qua nước.

Nước hòa tan, hấp thụ và chuyển dinh dưỡng đến các tế bào máu. Thông qua nhau thai, các tế bào máu này sẽ được đưa đến và nuôi dưỡng thai nhi. Hiệu suất của việc vận chuyển dinh dưỡng sẽ được nâng cao hơn khi bà bầu uống đủ nước.

2. Nước giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở bà bầu thường phổ biến hơn các đối tượng khác. Điều này bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai và cấu tạo của đường tiết niệu.

Theo đó, uống đủ nước khi mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu. Bởi nước giúp làm loãng nước tiểu, ức chế vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.

Ngoài ra, nước có chứa khoáng chất magie sẽ giúp làm mềm chất thải, tăng nhu động ruột. Nhờ đó mà chị em sẽ giảm được tình trạng táo bón, trĩ khi mang thai.

3. Nước giúp giảm tình trạng phù nề, chuột rút

Phù nề, chuột rút vẫn thường xuyên xuất hiện ở bà bầu. Các tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhưng chỉ cần bà bầu uống đủ nước, mọi thứ sẽ được cải thiện.

Cụ thể, tình trạng chuột rút khi mang thai là do thiếu canxi và kali gây ra. Hai chất này thường tồn tại dưới dạng ion kiềm trong nước.


*
Bà bầu uống nước giúp giảm phù nề, chuột rút

Phù nề thường là do sự tích tụ của các độc tố khi không được loại bỏ hết. Bà bầu uống nước sẽ giúp hệ thống bài tiết hoạt động trơn tru hơn, loại bỏ natri thừa, giảm thiểu phù nề tay chân.

4. Giảm các triệu chứng khó chịu nhờ nước

Nhiều bà bầu khi mang thai vẫn gặp phải các tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đau đầu, căng thẳng. Uống đủ nước sẽ là cách đơn giản nhất để giảm những khó chịu này.

Nước giúp điều hòa, làm mát cơ thể. Cùng với đó, tình trạng đầy hơi, khó tiêu trong dạ dày do dư thừa axit cũng sẽ được hạn chế bởi nước uống. Đặc biệt là những loại nước nhiều khoáng chất sẽ giúp làm loãng và trung hòa bớt axit dư. 

II. Có bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Sự quan trọng của nước khi mang thai là điều đã được công nhận bởi nhiều chuyên gia y tế. Nhưng thực sự thì có bầu cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?


Bà bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

1. Bà bầu nên uống nước như thế nào?

Nhiều chị em khi mang thai thường có thói quen uống nhiều loại nước khác nhau. Cụ thể như nước ép trái cây, rau quả, trà thảo dược hay cà phê và trà cũng được sử dụng.

Tuy nhiên trong trà hay cà phê lại có chứa nhiều caffeine, không tốt cho thai nhi. Nó còn gây mất nước cho cơ thể. Còn nước ép từ trái cây hay rau quả cũng có thể tiềm ẩn nguy hiểm khi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Do vậy, an toàn nhất vẫn là có bầu uống nước lọc, đun sôi và đã qua xử lý bởi các thiết bị lọc nước chất lượng cao để giữ lại được các khoáng chất trong nước.

2. Bà bầu uống nước bao nhiêu mỗi ngày?

Người bình thường cần từ 1.5 – 2l nước mỗi ngày. Vậy phụ nữ có thai nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Với phụ nữ mang thai, lượng nước tiêu thụ sẽ cần nhiều hơn người bình thường.


*
Có bầu nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Cụ thể, bà bầu sẽ cần từ 2.5- 3l nước mỗi ngày, tùy theo vào từng giai đoạn của thai kỳ. Sau tuần 27, chị em nên bổ sung thêm 500ml/ ngày để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.

Ngoài ra, có một cách đơn giản để biết có bầu nên uống bao nhiêu nước là đủ chính là quan sát màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, hãy uống thêm nước.

Cuối cùng, nếu có triệu chứng táo bón, cơ thể mệt mỏi và hay chóng mặt, bà bầu hãy nên cố gắng uống nhiều nước hơn.

3. Lưu ý uống nước khi mang thai

Ngoài chú ý tới việc có thai uống bao nhiêu nước là đủ, các bà bầu cũng cần quan tâm tới một số vấn đề khác như:

Uống nước sạch dù ở bất cứ nơi nào. Nước có thể là nước đun sôi (nhưng không để quá 2 ngày) hoặc nước đã được xử lý qua các thiết bị lọc nước.Uống nước thường xuyên, không đợi tới khi khát mới uống.Không vì khát mà uống quá nhiều nước cùng một lúc. Nước uống nên chia thành từng ngụm nhỏ.Nếu sử dụng nước uống đóng chai, hãy kiểm tra cẩn thận hạn sử dụng. Tuyệt đối không nên sử dụng loại có BPA (Bisphenol). Hợp chất nhân tạo thường được sử dụng để làm hộp nhựa, có thể tiết ra chất làm ô nhiễm nước.

Việc uống nước với các bà bầu sẽ mang lại hiệu quả hơn khi thực hiện theo những lưu ý trên. Những vấn đề về trẻ sơ sinh uống nước cũng rất được quan tâm. Vậy bao giờ trẻ sơ sinh được uống nước?

III. Sau sinh uống nước gì?

Sau sinh cơ thể cần nghỉ ngơi và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Vậy sau sinh nên uống nước gì?Các mẹ bầu hãy cùng Mitsubishi Cleansui tìm hiểu nhé!

1. Sau sinh uống nước lọc

Sau sinh uống nước lọc được không? Câu trả lời là có.

Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Mua Ngũ Cốc Nguyên Hạt Tốt Cho Sức Khỏe Dễ Mua Và Dễ Dùng

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi sau khi sinh, cơ thể thường mất nhiều máu và sức lực. Uống nước lọc sau sinh sẽ giúp bù lại lượng nước đã mất. Đặc biệt là những loại nước có chứa nhiều khoáng chất, giúp kích thích sản sinh hồng cầu.

Bên cạnh đó, nước là thành phần không thể thiếu của sữa mẹ. Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn. Bé không còn tình trạng quấy khóc do thiếu sữa.

Lúc này, các mẹ nên chú ý tới một số thời điểm uống nước phù hợp như: uống nước khi vừa đi vệ sinh, uống nước trước hoặc sau khi ăn 30 phút, uống nước ngay sau khi thức dậy….

2. Một số loại nước mẹ bầu sau sinh nên uống

Sau sinh uống nước gì? Ngoài nước lọc khoáng dồi dào các vi chất có lợi cho cơ thể, các chị em còn có thể tham khảo thêm một số loại nước khác như:

Sữa nóng: Sau sinh các mẹ nên uống sữa nóng. Đây là thức uống cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Sữa nóng sẽ hấp thụ, chuyển hóa dinh dưỡng nhanh hơn.Nước rau ngót: Rau ngót có khả năng kích thích tử cung co bóp. Với nữ giới sau sinh, điều này sẽ giúp đào thải sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Nếu không quen uống, chị em có thể ăn như bình thường cũng được.Nước lá đinh lăng: Sau khi sinh uống nước gì? Nếu muốn lợi sữa cho con bú, đây là thức uống mà các mẹ không thể bỏ qua.
*
Phụ nữ sau sinh nên uống sữa nóng

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể uống thêm nước ép họ đậu, nước lá chè vằng. Và hãy nhớ đừng bỏ qua nước lọc nhé!

IV. Bà bầu uống nước và câu hỏi liên quan

Việc uống nước có ảnh hưởng khá nhiều tới bà bầu. Ngoài dinh dưỡng và lợi ích với thai nhi còn số một vấn đề khác như lượng nước ối, uống nước khi siêu âm.

1. Uống nhiều nước có tăng ối không?

Thiếu nước ối có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Cụ thể là tình trạng băng huyết, sinh non hay thai lưu. Vậy uống nhiều nước có tăng ối không?

Câu trả lời là có, uống nhiều nước là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tăng ối. Nước ối có thể tự làm đầy sau từng giờ nên cơ thể luôn cần một lượng nước dự trữ. Theo đó, bà bầu nên uống ít nhất 8 cốc nước/ ngày.

Nhưng đây không phải là cách duy nhất, và hiệu quả sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Ngoài uống nước, chị em có thể thực hiện một số phương pháp khác như ăn trái cây nhiều nước, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Tư thế nằm và chế độ vận động cũng có ảnh hưởng.

2. Uống nước trước khi siêu âm

Uống nước trước khi siêu âm thai sẽ giúp kết quả siêu âm được hiển thị rõ hơn. Đặc biệt là những trường hợp mang thai dưới tuần 24.

Theo đó, nước sẽ làm bàng quang căng hơn. Sóng siêu âm đầu dò đi qua dễ dàng. Tử cung cũng sẽ được đẩy lên, không bị che lấp bởi các cơ quan khác. Hình ảnh siêu âm dễ quan sát hơn.

3. Siêu âm ổ bụng có phải uống nước không?

Siêu âm ổ bụng sẽ giúp kiểm tra chi tiết các cơ quan bên trong ổ bụng như tử cung, bàng quang, phần phụ…Vậy siêu âm ổ bụng có phải uống nước không?

Theo khuyến cáo của bác sĩ, trước khi siêu âm, người bệnh nên uống nước, nhịn tiểu. Tương tự như siêu âm thai, siêu âm ổ bụng khi bàng quang căng lên cũng sẽ giúp hình ảnh hiển thị rõ hơn.

4. Bà bầu uống nhiều nước lọc có tốt không?

Uống nước mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi uống quá nhiều nước? Bà bầu uống nhiều nước lọc có tốt không?


*
Có bầu uống nhiều nước lọc có tốt?

Trước tiên, các mẹ bầu cần biết rằng, nước lọc không thể thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm khác. Việc uống quá nhiều nước mà bỏ qua việc tiêu thụ đồ ăn phù hợp sẵ dẫn tới suy nhược cơ thể, thai nhi không đủ dinh dưỡng để phát triển.

Bên cạnh đó, nước lọc chỉ nên uống nhiều ở nhiệt độ thường. Nếu uống lạnh sẽ rất dễ khiến cho các mẹ bầu bị viêm họng, lạnh họng, đau bụng…

Cuối cùng, là nguồn nước sau lọc. Không phải thiết bị lọc nước nào cũng loại bỏ được tạp chất, vi khuẩn hay kim loại nặng và giữ lại được khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Lúc này, bà bầu uống nhiều nước lọc thậm chí có thể dẫn tới nguy hiểm.

5. Bà bầu có nên uống nước ion kiềm?

Khi mang thai, vấn đề nên uống gì và không uống gì rất quan trọng. Vậy bà bầu có nên uống nước ion kiềm hay không?

Câu trả lời là có. Nước ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên, rất tốt cho cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, khả năng thẩm thấu nhanh do cụm phân tử nhỏ sẽ giúp hỗ trợ mẹ bầu thải độ nhanh hơn.

Đặc biệt khi mang thai, việc bổ sung khoáng chất, cụ thể là Ca, rất quan trọng. Các ion khoáng chất Ca2+ trong nước ion kiềm giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn. Nhờ đó, bé yêu trong bụng cũng phần nào được cung cấp thêm khoáng chất cho sự phát triển.

V. Lời kết

Bà bầu nên uống bao nhiêu nước một ngày? Bầu uống nước lọc nhiều có tốt không? Những thắc mắc này đã được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết trên.

Hy vọng nhờ đó, các mẹ bầu đã tự trang bị thêm được thêm nhiều kiến thức cần thiết. Việc uống nước khi mang thai sẽ được thực hiện khoa học hơn, để cả mẹ và bé có sức khỏe ổn định nhất!