Bà bầu có nên uống nước lạnh

     

Hỏi: “Thưa bác sĩ, em bầu đến nay đã được 5 tháng. Thế nhưng mấy tháng mùa hè này, em thường xuyên thấy oi bức và khó chịu, giá mà có thể uống ly nước đá mát lạnh để làm mát cơ thể. Chồng em thì lại khuyên mang bầu không nên uống nước đá vì anh ấy nghĩ sẽ có hại cho em và con. Em cũng rất băn khoăn, không biết có bầu uống nước đá được không ạ? Bác sĩ giúp em với.” – Chị Ng.T.M (25 tuổi – Bạch Mai, Hà Nội).

Bạn đang xem: Bà bầu có nên uống nước lạnh

Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai bởi với bầu không khí oi ả của mùa hè, chị em thường muốn thưởng thức những ly nước đá mát lạnh. Nhất là những chị em trong thời kỳ thai nghén, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, dễ cảm thấy nóng nực khó chịu. Thế nhưng, liệu việc uống nước đá có gây hại cho các mẹ bầu và thậm chí là cả thai nhi không? Theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ CKI Sản phụ khoa Đinh Thị Quỳnh Huế về vấn đề này nhé.

Có bầu uống nước đá được không?

*

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành y, bác sĩ Huế cho biết như sau:

Đối với người bình thường thì nước lạnh sẽ không ảnh hưởng gì nhưng với phụ nữ mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi, bởi vậy chị em cần cẩn trọng hơn trong mọi việc, bao gồm cả việc lựa chọn thức uống phù hợp. Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu không nên uống nước đá đó là:

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu rất thấp, chính vì vậy, nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa do uống nước đã sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường.Trong nước đá có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes – loại vi khuẩn có thể tồn tại ở môi trường nhiệt độ âm. Nếu loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể có thể khiến mẹ bầu mắc phải nguy cơ bị sảy thai, thai bị dị tật,Mặt khác, vi khuẩn trong nước đá có thể xâm nhập vào dạ dày của thai phụ, làm cho niêm mạc dạ dày bị co lại đột ngột. Dẫn đến chức năng tiêu hóa bị kém đi. Đây là nguyên nhân ra những hiện tượng như đi ngoài, đau dạ dày, tiêu hóa kém,…Gây viêm nhiễm đường hô hấp. Khi uống nước đá lạnh, các niêm mạc hô hấp ở mũi họng bị co vào đột ngột khiến máu khó lưu thông, dẫn đến việc giảm sức đề kháng của hệ hô hấp, gây các bệnh về đường hô hấp cho mẹ bầu như ho , đau họng, viêm mũi, viêm amidan,…Huyết quản tử cung có thể sẽ bị co lại nếu mẹ bầu sử dụng nước đá, sự tuần hoàn huyết dịch của thai nhi theo đó bị giảm đi. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, gây ra hiện tượng co thắt tử cung, động thai, nguy cơ sinh non rất nguy hiểm.Theo một số nghiên cứu từ các nhà khoa học, thai nhi có phản ứng rất nhạy cảm với nước lạnh. Bởi vậy, nếu mẹ bầu vô tình uống nước đá, tần số cử động của thai nhi trong tử cung tăng mạnh. Đây là một hiện tượng không tốt.

Bởi vậy, lời khuyên từ các chuyên gia trong lĩnh vực Sản phụ khoa đó là: Phụ nữ mang thai không nên uống nước đá, thậm chí nên kiêng cả nước lạnh để tranh gây hại cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Việt Nam Bản Đồ Nhiệt Độ Việt Nam Qua Vệ Tinh, Việt Nam Bản Đồ Thời Tiết Vệ Tinh

Thay vì nước đá, mẹ bầu nên chọn nước lọc không lạnh

*

Cũng theo bác sĩ Huế, nước lọc (không lạnh) giúp cơ thể được thanh lọc cơ thể, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời giúp tăng lượng nước ối, có lợi cho thai nhi.Bởi vậy, thay vì uống các loại nước đá gây ảnh hưởng đến xấu đến sức khỏe của mẹ và trẻ, mẹ bầu nên chọn nước lọc (không lạnh) hoặc nước đun sôi để nguội để sử dụng.

Khuyến cáo từ các chuyên gia trong lĩnh vực y học: Chị em khi mang thai cần bổ sung cho mình từ 2,5 – 3 lít nước lọc mỗi ngày. Các mẹ bầu nên lưu ý lựa chọn nguồn nước lọc đảm bảo vệ sinh và không chứa các chất độc hại. Chị em có thể sắm thêm bộ lọc nước trước khi uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, các loại nước ép trái cây, nước dừa, nước chanh, cũng tốt cho chị em trong quá trình thai nghén.

Bên cạnh đó, chị em khi mang thai cũng nên thường xuyên thăm khám thai để theo dõi sát sao sức khỏe của bản thân và con yêu. Chị em có thể tìm đến phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã hoặc ấn VÀO ĐÂY để được bác sĩ Huế tư vấn cụ thể.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này hữ ích đối với bạn, đồng thời giúp mẹ bầu giải đáp được vấn đề: Có bầu uống nước đá được không?