Áo tốt nghiệp đại học

     

MỖI Chúng ta hay thấy trong các buổi lễ tốt nghiệp đại học ở phương Tây, các tân cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ mặc áo thụng khá màu mè. Tôi vẫn hay thắc mắc là tại sao họ có nhiều kiểu áo khác nhau, mũ khác nhau, và cái hood (giống như cái túi càn khôn) cũng khác nhau. Tôi thử tìm hiểu thì thấy tất cả các trang phục này có truyền thống rất thú vị ...

Bạn đang xem: Áo tốt nghiệp đại học

*

Nói ngắn gọn, tất cả các bộ áo thụng ở Úc đều xuất phát từ truyền thống của hai đại học Oxford và Cambridge bên Anh. Ngay cả bên Mĩ nhiều trường cũng xuất phát từ truyền thống của 2 trường này. Tại sao các tân sinh lại mặc áo thụng rất nặng nề, rất dầy, và rất thiếu tự nhiên như thế. Hoá ra, loại trang phục này có lịch sử từ thế kỉ 12 và có nguồn gốc từ giới thầy tu đạo Công giáo La Mã. Dĩ nhiên, thời đó thì chỉ có nhà thờ mới có quyền mở đại học, và giảng sư cũng là các thầy tu, giám mục, v.v. Năm 1321 thì trang phục mà chúng ta mặc ngày nay trở thành chính thống cho giới khoa bảng.

Tại sao áo thụng áo tốt nghiệp? Bên Âu châu thì lạnh lẽo, và thời đó thì chưa có máy sưởi như ngày nay, và đó chính là lí do tại sao các thầy phải mặc áo choàng (gown, còn gọi là "cappa clausa") rất dầy và nặng nề, và phải đeo cả cái hood, tức tấm vải đeo sau lưng.

3 loại hood (túi càn khôn) khác màu và hình dạng dành cho cấp cử nhân, cao học và tiến sĩ.

*

Tại sao áo thụng màu đen? Màu đen là màu phản ảnh sự nghiêm trang của giới hàn lâm, những người được xem là thông thái, là bậc thầy (do đó mới có chữ masters).

Đây là cái mortarboard dành cho bậc tiến sĩ (trái). Bậc cử nhân tốt nghiệp có nón hình vuông (phải).

Tại sao đội nón (mortarboard)? Tại vì thời đó các giáo sĩ Công giáo thời đó hay đội nón loại biretta. Cái nón mortarboard còn là biểu tượng của giới khoa bảng và nghệ sĩ, hay nói chung là người có học (learned people). Ở Anh và Úc, cấp cử nhân đội nón hình vuông, cấp tiến sĩ thì nón tròn (còn có tên là bonnet).

Một số hood có bộ lông. Người đeo hood có bộ lông là cấp cử nhân; cấp cao hơn cử nhân không có bộ lông.

Tại sao có bộ lông (fur) trên nón hoặc hood? Hoá ra, truyền thống này rất nực cười, thời đó các giáo sĩ cao cấp thường được ngồi ở những vị trí tốt nhất, gần lò sưởi, nên họ không cần fur, còn các tu sĩ cấp thấp vì ngồi xa lò sưởi nên phải cần có bộ lông! Đó chính là lí do tại sao sinh viên bậc cử nhân thì hood có bộ lông, còn cấp cao hơn cử nhân thì không có bộ lông! Sau này, người ta thay đổi bộ lông bằng cái viền reng và hình dạng của nón.

Còn rất nhiều đặc điểm khác nữa mà tôi chưa biết lịch sử và ý nghĩa ra sao. Chỉ thấy loại trang phục này chỉ dành cho người cấp hiệu trưởng và khoa trưởng mặc.

*

Mấy năm gần đây Việt Nam áo tốt nghiệp cử nhân cũng có buổi lễ tốt nghiệp với trang phục giống giống như bên phương Tây. Nên nhớ rằng thời sau 1975 có lẽ vì tính "giai cấp" (hay gì đó) nên sinh viên không có áo mũ xênh xang trong buổi lễ tốt nghiệp như sau này. Tuy nhiên, tôi có dịp xem qua mấy bộ trang phục bên VN thì thấy không giống như ngoài này. Áo mỏng và nhẹ, chất lượng vải rất bình thường, còn nón thì cũng không có chất lượng như ngoài này. Còn màu sắc áo thụng thì có khi màu đen, những thỉnh thoảng có màu đỏ choét. Không rõ các kiểu trang phục này xuất phát từ truyền thống nào. Thấy giông giống truyền thống Oxford và Cambridge, nhưng nhìn kĩ thì không phải.

*

Nếu tôi là người thiết kế trang phục khoa bảng cho Việt Nam, tôi dứt khoát không bắt chước theo Tây. Tôi sẽ tham vấn một chuyên gia về lễ phục thời xưa như Quốc Tử Giám, và xem các nón họ đội như thế nào, cộng với áo thụng phải có cái nét dân tộc và phương Đông. Tôi sẽ nghiên cứu các cái hood để phân biệt bằng cử nhân, cao học, tiến sĩ, và màu sắc cùng hình dạng nón để phân biệt các khoa nhân văn, khoa học, và y khoa. Không có lí do gì một nước có truyền thống giáo dục lâu đời như VN lại làm theo Tây, mà làm cũng không đúng cách. Làm không khéo người ta nghĩ mình nhái (như nhái các quần áo thời trang hàng hiệu).

*

Nhưng ngày nay, ở Úc đã có người chất vấn là nên theo cái truyền thống có từ thế kỉ 12 hay không. Một vị giáo sư lí giải rằng chúng ta đang sống trong thế kỉ 21, thời tiết nước Úc thì khác với bên Anh, và những trang phục đó không còn thích hợp nữa. Ông giáo sư này đề nghị chỉ mặc veston thôi. Nhưng số người phản đối ông ấy rất nhiều, vì người ta vẫn muốn giữ truyền thống. Tôi cũng thuộc vào nhóm người hoài cổ.

Xem thêm: Bảo Lưu Phụ Cấp Chức Vụ - Quy Định Về Khi Sáp Nhập Cơ Quan

Mấy năm gần đây Việt Nam cũng có nhiều buổi lễ tốt nghiệp cử nhân với trang phục giống giống như bên phương Tây. Nhưng cũng chỉ một thập kỷ gần đây nó mới phổ biến đến tất cả mọi người, Nhưng nhớ lại thời điểm nước ta còn phong kiến thì những bộ trang phục truyền thống của trạng nguyên Việt nam vẫn còn tồn tại, chỉ sau chế độ Vua chúa kết thúc thì mới dần du nhập nền văn hóa Phương Tây,

LỄ PHỤC TỐT NGHIỆP cử nhân là gì

Sinh viên VIỆT NAM Áo mỏng và nhẹ, chỉ giống hình thức bên ngoài tương tự, vì khí hậu bên mình là vùng nhiệt đới khí hậu ôn hòa suốt năm, nên nếu áp dụng những chất liệu vải dày và phủ lông thì e rằng người mặc sẽ không chịu nổi vì nóng nực. Nên kiểu dáng có phần hơi khác so với những mẫu bên phương Tây, và thứ 2 cũng chính vì do nhu cầu của người sử dụng về giá thành nên chỉ có thể tương đối, dần dần tự sáng tạo thêm chi tiết, tiết tấu trên nền gốc.

*

Những kiểu phổ biến nhất Việt Nam tức hợp cái choàng đính liền trên áo, chứ k phải là 2 bộ phận riêng

Đó là một vài sơ lược mà tôi biết được về nguồn gốc xuất xứ cái áo lễ phục tốt nghiệp cử nhân từ thuở sơ khai cho tới biến tấu như ngày hôm nay, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu ít nhiều về nó LỄ PHỤC TỐT NGHIỆP.

Lễ phục tốt nghiệp bằng cử nhân tại 1 số trường đại học tại Việt Nam như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương... đều có màu đen chủ đạo và phối thêm các màu khác như đỏ, xanh lam...

Lễ phục tốt nghiệp là trang phục mà sinh viên mặc trong ngày lễ tốt nghiệp đại học. Thông thường, trang phục gồm áo choàng và mũ mortarboard (mũ tốt nghiệp). Trang phục cử nhân đại học được thiết kế với gam màu tối và mũ tốt nghiệp hình tứ giác, biểu trưng cho thành quả kiến thức mà sinh viên đạt được. Áo có kiểu dáng áo thụng, lấy cảm hứng từ trang phục của giới thầy tu đạo công giáo La Mã từ thế kỷ 12.

Tại Việt Nam, lễ phục tốt nghiệp thường có màu tối kết hợp cùng các màu sắc khác như xanh, đỏ. Mũ choàng trong bộ lễ phục cử nhân không phổ biến. Nhưng tại nhiều đại học ở Mỹ, mũ được thiết kế với màu sắc riêng nhằm phân biệt ngành học của các cử nhân.

Hãy cùng xem 1 số lễ phục tốt nghiệp của 1 số trường đại học tại Việt Nam:

Trường ĐH Văn Lang

*
*

Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội)

*

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

*

Trường ĐH Luật Hà Nội

*

Học viện Ngoại giao

*

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

*

Mới đây, Trường ĐH Kinh tế (UEB) thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên và học viên của trường năm 2022 với bộ lễ phục được nhận xét là "đậm chất hoàng gia". Hiệu trưởng Trúc Lê mặc áo choàng nhung đỏ, đội mũ đỏ và đi găng tay đồng màu, cầm quyền trượng màu vàng và mang vòng cổ lớn màu trắng. Thành viên ban nghi lễ mặc áo nhung đỏ - đen, mũ màu đen và sử dụng găng tay trắng.

*

Tuy nhiên, điều này đã vấp phải sự tranh cãi lớn trên mạng xã hội. Có ý kiến cho rằng trang phục được sử dụng không phù hợp, "lai căng, thể hiện sự màu mè, diêm dúa" "sính ngoại" và "không phù hợp với văn hóa Việt Nam". Trong khi đó, trên các diễn đàn của sinh viên, phần đông tài khoản để lại bình luận tích cực.

Quy định về lễ phục tốt nghiệp của Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam

Trong Thông tư 26 năm 2009 quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên, Bộ GD-ĐT quy định tiêu chuẩn lễ phục như sau:

Áo: Áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.

Mũ: màu của mũ phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng.

Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái.

Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ.

Doãn Hùng



Theo một số trường đại học, lễ phục tốt nghiệp làm sao phải vừa sang trọng, đơn giản, phù hợp nhưng không nên diêm dúa...
*

Trong lễ tốt nghiệp của nhiều đại học Mỹ và châu Âu, hiệu trưởng thường cầm quyền trượng, đeo vòng cổ cùng với lễ phục tốt nghiệp để thể hiện sự uy nghi, quyền lực.

Hình ảnh Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) mặc áo nhung, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên đã gây ra nhiều tranh cãi.